Chương 34: Chị cậu mãi mãi là chị cậu

Nói một cách khác, chiếc còi xương trong tay Hàng Tư không phải là còi uống máu thực sự, tuy rằng âm thanh mà nó phát ra cũng khác những chiếc còi bình thường.

Các nghệ sỹ người thì chết, kẻ thì bị thương, một dàn nhạc đang yên ổn bỗng dưng tan đàn xẻ nghé, cùng với sự khiêu khích ngang nhiên của hung thủ khiến hai năm qua Lục Nam Thâm sống như một phế nhân. Mỗi đêm trằn trọc, anh cứ nghĩ mãi về trận hỏa hoạn dữ dội ấy, khó khăn lắm mới ngủ được thì cũng mơ về những nghệ sỹ đã tử mạng.

Họ chất vấn anh, đó là dàn nhạc một tay cậu gây dựng lên, cậu là trụ cột của nó, vì sao hung thủ vẫn đang ung dung ngoài vòng pháp luật?

Lục Nam Thâm như đi vào một con ngõ cụt, dần dần tự ép bản thân vào đường cùng. Thủ đoạn gây án của hung thủ rất kín kẽ và tàn nhẫn, lại có thể che giấu manh mối không chút dấu vết, thế nên dù có phải rút cạn tâm tư, Lục Nam Thâm vẫn muốn tìm kiếm những vết tích có liên quan tới hung thủ.

Nhưng sau vụ án Ode to soul, hung thủ như bốc hơi khỏi thế giới này. Hắn không tiếp tục gây án nữa, vụ án đã chìm xuống vũng bùn lầy một thời gian.

Âm thanh của đoạn nhạc và tiếng còi xương như khắc sâu trong não bộ của Lục Nam Thâm, đây cũng là manh mối duy nhất của vụ án Ode to soul.

Anh tìm kiếm loại còi đó khắp nơi, từ trời Nam tới đất Bắc, từ trong nước ra nước ngoài, cho tới khi anh nghe được một chuyện.

Một truyền thuyết có liên quan tới còi uống máu.

Đây là câu chuyện Lục Nam Thâm nghe được khi đặt chân tới Bắc Âu.

Vụ án Ode to soul như đã rút cạn tinh thần và sức lực của Lục Nam Thâm. Anh sống mà như đã chết, động lực duy nhất có thể chống đỡ anh bước tiếp chính là tìm ra hung thủ. Anh tự ném mình tới một thành phố chỉ cách vòng cực Bắc 1300 mét, đô thị Longyearbyen của Na Uy.. Ở đó là một thành phố cô đơn, lạnh lẽo, cả tháng Mười hai đều chìm trong bóng đêm.

Anh bầu bạn với băng tuyết, thường tới một quán bar uống rượu.

Ở đó có một ban nhạc, hát những bài hát không ai biết mấy, nhưng đa số đều là chơi nhạc. Ở một thành phố yên tĩnh và lạnh lẽo như thế này tại Bắc Âu, những điệu nhạc quá ồn ào ngược lại khiến người ta chán ghét.

Cho đến một hôm, tay chơi piano thổi một chiếc còi.

Âm thanh ù ù của nó đột ngột kí. ch th. ích tới Lục Nam Thâm.

Thế là, song hành cùng tiếng củi nổ lép bép trong lò sưởi của quán bar, tay piano vừa phổ cập cho Lục Nam Thâm nguồn gốc của chiếc còi đó.

Đầu tiên, nó nhất định phải là một chiếc còi xương, đây là điều cơ bản.

Thứ hai, xương làm ra còi nhất định phải là xương của những loài động v. ật to l. ớn, sống nơi hoang dã, tuổi xương phải tối thiểu phải hơn một năm mới được.

Tay piano đó là một Hoa kiều, thấy Lục Nam Thâm biết nói tiếng Trung nên khi miêu tả chiếc còi, anh ta cũng dùng tiếng Trung. Anh ta nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại: "Chính là xương rồng mà tổ tiên đời trước hay nhắc tới."

Thỏa mãn được các điều kiện đó, âm thanh từ còi xương phát ra mới có sự khác biệt.

Giây phút đó, Lục Nam Thâm mới biết hóa ra trong một chiếc còi bé nhỏ lại chứa đựng cả càn khôn. Hơn nữa sở dĩ âm thanh của nó khác với các loại còi thường, mấu chốt nằm ở chỗ khi chế tạo ra chiếc còi, vách xương bên trong được chọc lỗ.

Có lỗ sẽ có sự lưu thông khí. Luồng khí và lỗ trên xương sẽ hình thành nên âm thanh. Cũng đồng thời vì nguyên liệu của xương thu bớt âm thanh, nên âm thanh thổi ra mới không gắt và chói tai như các loại còi thường.

Tay piano còn nói với anh nguồn gốc của chiếc còi.

Thật ra nó được làm lại từ còi uống máu. Đó là một loại còi còn cổ xưa và nguyên thủy hơn, từ lúc xuất hiện đã được dùng để tế lễ.

Những buổi tế lễ xa xưa thường dùng vật sống làm vật tế. Tiếng còi vang lên, buổi tế lễ sẽ bắt đầu, cũng là lúc vật sống máu chảy thành sông.

Đây chính là nguồn gốc cái tên còi uống máu.

Lục Nam Thâm từng thử chiếc còi của tay piano, âm thanh phát ra đúng là trùng khớp, nhưng anh vẫn không thổi được nửa âm độc đáo kia.

Tay piano nói rằng, chiếc còi này của anh ta tuy cũng được gọi là còi uống máu, nhưng vẫn có sự khác biệt với loại còi uống máu nguyên thủy. Tương truyền rằng, còi uống máu xa xưa nhất thổi được những âm điệu rất đặc biệt, cũng chỉ có những âm thanh đặc biệt ấy mới có thể đại diện cho máu tanh và tín ngưỡng, cũng chỉ có những âm thanh đặc biệt ấy mới có thể nêu bật được tinh túy trong văn hóa tế lễ nguyên thủy.

Vậy thì phải xuôi ngược thời gian, tìm kiếm về văn hóa tế lễ từ rất lâu trước kia. Cùng với dòng chảy của lịch sử và sự phát triển của xã hội, văn hóa tế lễ càng ngày càng bị người ta xem nhẹ. Cho dù vẫn còn những bộ lạc hoặc vùng đất giữ được nét văn hóa này, nhưng hầu như cũng đã giản đơn đi nhiều, những đồ vật dùng trong tế lễ cũng dần được lược bớt.

Ví dụ như còi uống máu, kể cả trong những buổi tế lễ ngày nay hầu như cũng không còn nhìn thấy thứ này nữa, bởi vì càng ngày càng ít những nghệ nhân làm được ra nó.

Chưa nói tới một chiếc còi thiểu số chỉ dùng trong các buổi tế lễ, cứ lấy ví dụ như những nhạc cụ ngày nay người ta sử dụng đông đảo, những người thật sự làm thủ công cũng hiếm như vàng.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!