Chương 7: Ngũ Hành thi kế thu thiên hạ - Lưu tặc tranh phong ngộ khắc tinh

Hàng ngàn năm nay, Hoàng Sơn được coi là thắng cảnh núi non đẹp nhất Trung Hoa. Rặng Hoàng Sơn có đúng bảy mươi hai ngọn núi, tư thế hùng vĩ, oai nghiêm. Ba ngọn nổi tiếng nhất là Liên Hoa, Thiên Đô và Quang Minh. Tuy nhiên, cao nhất lại là đỉnh Hải Bạt, trên bốn trăm năm mươi trượng.

Ngoài vẻ đẹp của núi non kỳ vĩ, Hoàng Sơn còn nổi tiếng bởi Hoàng Sơn tứ tuyệt, đó là Kỳ Tùng, Quái Thạch, Vân Hải và Ôn Tuyền.

Những ngọn tùng ở đây chọc thủng đá mà vươn lên, lại mọc trên đỉnh núi cao và những nơi hiểm trở. Suối nước nóng Chu Sa trong xanh không bao giờ cạn. Mưa cũng chẳng tràn, có tác dụng trị bệnh phong thấp và những bệnh ngoài da.

Khí hậu ở Hoàng Sơn phân chia làm ba vùng rõ rệt, lạnh, ôn hòa và nóng. Hàng ngàn cây cổ thụ già nua, cổ kính, như tùng, đàn hương, phong hương, mọc trên những bãi cỏ xanh tươi, đầy hoa Đỗ Quyên, Thiên Nữ, Linh Chi và Mao Phong Trà.

Ở đây, ríu rít bên tai du khách là tiếng hát của hàng vạn con chim Hoàng Điểu, Bát Âm, Tương Tư. Hòa với tiếng hú thánh thót của loài vượn Hoàng Sơn. Thấp thoáng trên những sườn núi là bóng dáng của loài sơn dương và dã lộc.

Mỗi năm, có hàng vạn tao nhân mặc khách đến thưởng ngoạn, đề vịnh và vẽ lại phong cảnh.

Chính vì vậy, chỉ có đỉnh Hải Bạt là nơi cao vút nhất Thiên Hạc chân nhân đã bày một trận kỳ môn quanh đỉnh núi, để cản bước chân tục khách. Giả như có kẻ hiếu kỳ nào đó muốn lên tận ngọn sẽ phải nản lòng vì khu rừng trúc um tùm, rậm rạp trước mặt.

Dù họ có đủ cũng khí để đi tiếp thì cũng chỉ quanh quẩn một lúc rồi lại trở ra.

Sĩ Mệnh và Ma Ảnh Tử gởi ngựa nơi chân núi rồi thượng sơn. Đường lên núi dốc đứng và hiểm trở, nên chỉ nửa đường, Hạ Sầu Miêu đã thở dốc. Gã lau mồ hôi trán bảo :

- Xin thiếu chủ dừng chân, thuộc hạ hết hơi rồi.

Sĩ Mệnh mỉm cười :

- Thế mà trong suốt mười năm dài, sáng nào ta cũng phải chạy từ đỉnh xuống chân núi, hái một nắm chè long tĩnh đem lên cho tiên sư.

Ma Ảnh Tử le lưỡi :

- Thiếu chủ khổ luyện như vậy bảo sao khinh công không đứng đầu thiên hạ được?

Chàng gật gù :

- Người học đạo không coi trọng chữ danh mà chủ trương tiêu bảo kỳ thân. Vì vậy, khi gặp cường địch có thể đào thoát an toàn. Tiên sư vẫn thường chê Nho gia bị lễ nghĩa và tật háo danh ràng buộc nên chết uổng mạng, trái với đạo trời.

Nghỉ ngơi, chuyện trò một lát, Sĩ Mệnh nắm tay Hạ Sầu Miêu, giúp gã đi tiếp.

Ma Ảnh Tử thấy chàng trẻ hơn mình gần hai chục tuổi mà công lực dường như thâm hậu hơn. Gã liền thắc mắc :

- Thuộc hạ luyện võ từ năm mười lăm tuổi, đến nay đã trong ba chục năm. Vì sao tu vi lại kém thiếu chủ?

Chàng điềm đạm giải thích :

- Công lực không bắt buộc phải tiến bộ theo tuổi tác, mà do cách tu luyện và đặc điểm của tâm pháp. Hỗn Nguyên khí công của Đạo gia và Vô tướng thần công của Phật môn có điểm ưu việt hơn các loại nội công khác. Thứ hai, công phu tiềm tu, luyện tập lại kéo dài và rất gian khổ.

Tại hạ đã từng trải qua những lần tọa quan kéo dài đến bốn mươi chín ngày trên đỉnh núi này. Dù mưa sa bão táp hay nắng cháy da cũng chẳng được sờn lòng. Mỗi ngày chỉ được ăn một bữa còn lúc nào cũng phải trơ như gỗ đá, trống rỗng như hang động, hít thở tinh khí của nhật nguyệt.

Nhờ vậy, luồng chân nguyên tích tụ nhiều và tăng tiến nhanh hơn bình thường.

Ma Ảnh Tử gãi đầu :

- Ối chà, nếu gian khổ đến mức ấy thì thuộc hạ xin đầu hàng.

Lúc này, hai người đã đến bìa trúc trận. Sĩ Mệnh ngửa cổ hú vang. Từ trên, có tiếng hú đáp lại. Chàng mừng rỡ nắm tay họ Hạ lướt vào. Ma Ảnh Tử thấy như lạc vào mê hồn trận, tre trúc, gai góc trùng điệp vây quanh.

Thế mà Sĩ Mệnh vẫn chạy như bay, lúc tả, lúc hữu, lúc tiến, lúc lùi, lát sau đã đi hết khu rừng.

Trước mặt họ hiện ra một bãi cỏ xanh rờn, thoáng điểm những bông hoa dại. Chính giữa có mấy gian thảo xá bằng tre trúc. Thoang thoảng đâu đây mùi hương trầm thơm ngát.

Một đạo sĩ già râu tóc bạc trắng bước ra, tươi cười hỏi :

- Sao sư đệ lại về sớm hơn ước hẹn?

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!