Chương 11: (Vô Đề)

Mẫu thân nói đệ đệ không có thiên phú đọc sách, nhận biết được vài chữ rồi cũng quay về giúp việc nhà, may mà tay nghề nấu nướng không tệ, sau này có thể tự nuôi sống bản thân.

Ta có nên về tìm họ không?

Ta biết rõ trong lòng mình — không muốn.

Dương Châu phồn hoa, ta muốn ở lại nơi này.

Vậy thì… làm sao để đứng vững ở Dương Châu?

Mộc Cẩn tỷ tỷ mở tửu lâu, mỗi tháng đều chia phần lợi nhuận cho ta. Ta có nên đến làm trù nương cho tỷ ấy không?

Nhưng làm trù nương rồi cũng phải lấy chồng. Làm trù nương thì sẽ không còn gặp mấy tên công tử như Triệu Tề, Triệu Viêm nữa sao?

Vả lại, hồi đầu khi mở tửu lâu, bọn ta còn mượn danh món ăn của Triệu phủ. Lúc ấy quy mô nhỏ, lại có ta và Mộc Cẩn tỷ tỷ trông coi, nên chẳng ai truy cứu. Nhưng nếu ta cũng rời phủ, sau này còn lấy cớ gì mà bám vào danh tiếng ấy?

Vậy… ở lại Triệu phủ?

Lần này Triệu Tề còn dễ đối phó, lần sau thì sao?

Viêm thiếu gia chẳng những chiếm tiện nghi của nha hoàn trong phòng, còn thường ra tay đánh đập. Dù có náo loạn đến đâu, đều có Tam phu nhân đứng ra che chắn. Từ nhỏ đến lớn, hắn luôn là kẻ ức h.i.ế. p người khác, chưa từng chịu nửa điểm thiệt thòi. Nếu hôm ấy kẻ ta đánh là Viêm thiếu gia, chỉ sợ giờ này Tam phu nhân đã sớm xông vào bắt ta đi rồi…

Ta nghĩ, cần phải tìm một chỗ dựa.

Chỗ dựa ấy phải có địa vị, có thể bảo vệ được ta; phải ít chuyện, không xen vào việc mở tửu lâu; lại càng phải dễ dỗ dễ qua mặt — một chỗ dựa như thế.

Trong đầu bỗng hiện lên dáng vẻ Ngũ lão gia khi cầm bút múa mực, thật sự khiến người ta yên tâm vô cùng.

Nếu gả chồng chẳng thể giúp ta đổi lấy thân phận cao hơn, thì chi bằng làm thiếp — nhưng phải làm một tiểu thiếp "giỏi giang" nhất.

Làm đại nha hoàn bên cạnh Ngũ lão gia, mỗi tháng được một lượng bạc; làm di nương, lại được ba lượng. Ngũ lão gia ngày ngày tưởng nhớ cố thê, ta làm di nương hay nha hoàn thì cũng cùng một việc, nhưng tiền bạc lại gấp ba. Hơn nữa, có Triệu Nhiên bên cạnh, ta cũng chẳng cần sinh con.

Thân phận đổi khác, thành di nương rồi thì cũng coi như nửa bậc trưởng bối trong mắt đám thiếu gia, về sau hẳn sẽ không còn kẻ dám thò tay trêu chọc ta nữa. Mỗi tháng lại được lĩnh bạc, quả thực tính ra vô cùng xứng đáng.

Hơn nữa thân thể Ngũ lão gia vẫn còn khoẻ mạnh, hôm trước còn leo hai ngọn núi chỉ để hái hoa dại pha trà. Về sau dù già, hẳn cũng là một lão gia tinh anh…

Nghĩ ngợi nhiều quá, lúc viết thư cho Triệu Nhiên ta liền tiện tay kể luôn chuyện của Tề thiếu gia hôm nay.

Dù gì về sau còn phải dựa vào hắn dưỡng lão, giờ nịnh nọt sớm một chút cũng không thiệt thòi gì. Ta còn viết thêm mấy đoạn ân cần hỏi han, phần còn lại — nếu thật sự muốn nhận hắn làm con, đợi hắn về rồi hẵng nói.

Chúng ta quen biết nhau bao nhiêu năm như thế, hắn hẳn sẽ không có ý kiến gì đâu.

Bên cạnh lão thái quân, quanh năm luôn có hai người thân cận — một là Tôn ma ma, hai là Thôi di nương.

Thôi di nương nhỏ hơn lão thái gia tới hơn ba mươi tuổi. Trước kia bà vốn là nha hoàn nhị đẳng bên cạnh lão thái quân, sắp thành thân thì vị hôn phu gặp chuyện bất trắc, hôn sự cũng vì thế mà dang dở. Vài năm sau, lão thái quân làm chủ, đưa bà lên làm di nương.

Khi ấy, lão thái gia cũng giống như Ngũ lão gia bây giờ — mê mẩn chuyện rong ruổi khắp nơi săn cổ vật, quanh năm suốt tháng chẳng mấy khi ở nhà. Thôi di nương khi còn là nha hoàn thì hầu hạ lão thái quân, sau khi được nâng lên làm di nương vẫn hầu hạ lão thái quân, đến khi lão thái gia về chầu trời rồi… bà vẫn cứ hầu hạ lão thái quân như cũ.

Nói là hầu hạ, nhưng trong viện của lão thái quân cũng có đến mười mấy nha hoàn lớn nhỏ, thật ra chẳng cần bà phải động tay việc gì, ngày thường chỉ cần ngồi trò chuyện bầu bạn là đủ.

Thôi di nương không sinh con, nay cũng gần bốn mươi, vậy mà dáng người vẫn y nguyên như thời hai mươi, từ sau lưng nhìn tới chẳng khác nào thiếu nữ.

Ta nghĩ, mình phải lấy Thôi di nương làm gương để noi theo.

Vốn dĩ ta còn đang cân nhắc xem nên mở lời với Ngũ lão gia thế nào, liệu ông có chê ta hay không? Có nên kể rõ chuyện của Triệu Tề và Triệu Viêm cho ông hay chăng?

Do dự hết ngày này sang ngày khác, không ngờ… Triệu Nhiên lại trở về.

Vài năm không gặp, hắn lại cao thêm một đoạn, bờ vai cũng vững vàng rắn rỏi hơn xưa, chẳng còn gầy guộc như thuở thiếu niên nữa. Gương mặt góc cạnh rõ ràng, rám nắng không ít, trông chẳng giống kẻ đọc sách trong thư viện, mà ngược lại lại giống hệt hồi nhỏ khi ta và hắn rong chơi khắp thôn quê.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!