Ta làm nha hoàn trong Triệu phủ đã bước sang năm thứ tư, rốt cuộc cũng hạ quyết tâm — phải làm di nương của Triệu Ngũ gia.
Tuy ông ấy lớn hơn ta những hai mươi tuổi, trong lòng còn canh cánh mãi bóng hình vị Ngũ phu nhân đã khuất, nhưng tính tình lại hiền hoà dễ chịu, nói năng nhỏ nhẹ, chẳng có ai dễ hầu hạ hơn ông ấy nữa.
Đến khi bái đường thành thân, ta sẽ được nâng bậc xưng hô, tiền tiêu vặt cũng tăng gấp đôi.
Vài năm sau chăm Triệu Ngũ gia lúc tuổi già, chờ ông quy tiên rồi, nửa đời sau của ta coi như có thể ung dung nằm yên hưởng lộc của Triệu phủ, sống những ngày tháng an nhàn chẳng phải động tay động chân.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Kế hoạch nghe qua thì đẹp như mơ.
Nào ngờ đêm động phòng lại xảy ra màn "ly miêu hoán thái tử".
Sáng hôm sau, ta vừa khóc vừa cầm gậy rượt theo "tân lang" khắp nửa khu hoa viên.
Tên lừa đảo kia! Đại lừa đảo!
Tuy chỉ mang theo một gã tuỳ tùng, nhưng ngày ông đến lại được chính huyện thái gia đưa tới, từ trưởng thôn đến huyện thái gia đều cúi đầu khom lưng, khách khí đón chào, bởi thế người trong thôn ai nấy đều biết — ông ấy nhất định là nhân vật lớn.
Vị đại lão gia ấy mỗi ngày chẳng làm gì khác ngoài việc vung bút viết viết vẽ vẽ trong viện, hoặc ra ngoài leo núi ngắm cảnh rồi lại trở về tiếp tục vẽ vời.
Thi thoảng còn lẩm nhẩm mấy câu "chi hồ giả dã", vừa đọc vừa rơi lệ, khiến dân trong thôn nhìn mà thấy kỳ lạ vô cùng.
Nửa năm sau, lại có một tiểu thiếu gia tới nữa, nghe nói là con trai của đại lão gia.
Hôm hắn tới, xe ngựa nối đuôi từ đầu thôn đến cuối thôn, hơn mười vị cô nương xinh đẹp mặc y phục lộng lẫy lần lượt bước xuống từ xe.
Các nàng kiễng chân né bùn đất, dáng đi uyển chuyển tựa tiên nữ, trên người còn thoang thoảng hương thơm dịu nhẹ.
Ta và đám trẻ con trong thôn ngày nào cũng lén tới nhìn trộm, gọi các nàng là "tiên nữ tỷ tỷ".
Thế nhưng chưa đầy mấy ngày, đoàn xe ngựa cùng những người kia liền bị đại lão gia đuổi đi sạch, cuối cùng chỉ để lại mỗi tiểu thiếu gia ở lại trong thôn.
Tiểu thiếu gia lại chẳng giống mấy vị tiên nữ tỷ tỷ kia, rất nhanh đã chơi đùa thân thiết với bọn ta.
Chỉ mấy hôm sau, khuôn mặt trắng trẻo liền bị nắng hun cho sạm lại chẳng khác gì đám trẻ con nhà quê chúng ta. Y phục gấm vóc thì chỉ tùy tiện thắt lại là có thể leo cây bắt chim, lội sông mò cá, vào núi bắt thỏ đuổi gà rừng, còn lợi hại hơn cả chúng ta nữa.
Điều khiến người ta thích nhất là, những con tôm, chim, cá, trứng mà hắn bắt được đều không giữ lại cho mình, toàn bộ chia cho bọn ta. Vì thế mà bọn nhỏ trong thôn đều tâm phục khẩu phục, gọi hắn một tiếng "Đại ca".
So với việc ngồi nhìn đại lão gia suốt ngày viết vẽ rồi nước mắt ngắn dài, chạy theo sau tiểu thiếu gia đúng là vui hơn gấp bội.
Một ngày nọ, trưởng thôn ghé đến nhà ta.
Hóa ra tiểu thiếu gia ở thôn hai tháng nay đã gầy đi trông thấy, nghe đâu cơm nước do Lưu thúc bên cạnh đại lão gia nấu chẳng hợp khẩu vị, vì thế muốn nhờ mẫu thân ta lo chuyện cơm nước sáng trưa chiều trong phủ của họ.
Một tháng năm trăm văn tiền, đối với nhà ta mà nói đúng là khoản bạc lớn bằng trời. Chuyện tiểu thiếu gia hôm kia tới nhà ăn sạch dĩa rau xào của ta, ta cũng chẳng giận nữa.
Đặc biệt là mỗi ngày sau khi chơi đùa với tiểu thiếu gia xong, đến giờ cơm, hắn về phủ, ta cũng lẽo đẽo theo về. Sau đó cùng mẫu thân mang cơm về nhà, đại lão gia thấy ta gầy nhom, còn hào phóng cho hai mẹ con ta mang chút đồ ăn ngon về.
Chuyện tốt như thế, làm sao ta có thể không thích chứ?
Mẫu thân ta nói, vừa kiếm được tiền, lại được mang cơm thừa về nhà, đúng là tổ tiên tích đức mới có được việc tốt như vậy.
Phụ thân ta mất từ hai năm trước, trong nhà chỉ còn mẫu thân và ba đứa con là ta
- Tiểu Hòa, a tỷ Tiểu Ngọc và đệ đệ Trụ Tử.
Trước đây, mẫu thân ta quanh năm loay hoay với mảnh ruộng ba sào, trong sân nuôi mấy con gà, cả nhà sống tạm bợ qua ngày, no đói thất thường.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!