Chương 18: Đông kinh đắt đỏ

Thật vất vả mới chạy thoát được khu vực có mấy nhị sư huynh kia, đi thêm chừng ba mươi phút nữa bọn hắn mới đến được vùng Hoàng thành, vậy mới thấy Đông kinh thực sự rộng lớn đến mức nào.

Hoàng thành là tuyến phòng ngự chủ yếu của Đông kinh chứ không phải là Đại La thành ở phía bên ngoài, do đó Hoàng thành cũng được xây vô cùng kiên cố, cả bốn mặt đều được xây bằng đá, chỉ có đoạn tường từ Đông môn đến góc vuông đông bắc là xây bằng gạch, trừ đoạn xây bằng gạch ra thì cả ba mặt còn lại ở trên tường thành đều xây tháp lâu làm nơi cung thủ, hoả thương thủ đứng bắn, còn có những nơi để đặt ụ pháo phòng thủ thành.

Do đó vừa nhìn thì có vẻ hướng Đông môn là nơi yếu kém dễ công phá nhất. Nhưng thực ra không phải vậy, trái lại Đông môn mới là nơi an toàn nhất khi có hai lỵ sở Phụng Thiên và Thọ Xương đóng quân cách Hoàng thành không xa, đây cũng là hai tiền đồn bảo vệ cho Đông môn, nếu hai tiền đồn này bị phá nghĩa là Đông môn tan vỡ cũng kém không xa.

Hoàng thành cũng chỉ mở 3 cửa: Đông môn, Nam môn và Bảo Khánh môn. Đoàn người của Vô Niệm lúc này đi vào cửa Nam.

- Cậu lớn, không biết ngài có cần người dẫn đường không?

Bọn hắn vừa đi vào thành lập tức có một thằng nhóc con chừng tám tuổi, trên đầu có ba chỏm tóc, mặc một cái áo sợi đay phanh cả bụng ra, bên dưới thân mặc độc một cái quần xà lỏn dùng dây chuối quấn lại làm đai lưng cột quanh bụng.

Không hiểu sao Nguyễn Vô Niệm vừa nhìn thấy thằng nhóc liền liên tưởng đến hình tượng của thằng Bờm. Ánh mắt của thằng bé cũng vô cùng tinh tường, một đội bảy người lớn nhỏ không đồng đều, thế nhưng nó có thể nhận ra được người dẫn đầu chính là Nguyễn Vô Niệm, do đó liền chủ động đến chào hỏi hắn.

Cũng đúng, sống ở kinh thành này không già dặn lọc lõi thì thực sự không thể kiếm ăn được. Nhìn thằng bé Nguyễn Vô Niệm có chút thưởng thức nói:

- Ngươi tên là gì?

Có hiểu biết nhiều về Đông kinh không?

Thằng bé nghe hỏi đến liền vô cùng tự tin vỗ ngực nói:

- Bẩm cậu lớn, con tên là Tý, trong kinh thành này không chỗ nào là con không biết. Ngài chỉ cần cho con năm đồng, ngài cần đi đến đâu con sẽ dẫn đến tận nơi.

Có vẻ như thằng nhóc sinh năm 1448 (Mậu Tý), nên mẹ nó cũng lấy tên con giáp đặt cho nó, chuyện này cũng không hề hiếm chút nào.

Nguyễn Vô Niệm để Mạc Khoa lấy ra 5 đồng ném cho nó, năm đồng đối với người nhà nông ở ngoại thành có vẻ lớn, thế nhưng tiêu pha trong kinh thành này 5 đồng cũng chỉ là muỗi mà thôi. Tý vui vẻ nhận lấy năm đồng, có năm đồng này hai ngày ăn cơm có thể không lo, mẹ cũng có thể đỡ vất vả hơn rồi.

Tý hí hửng nói:

- Không biết cậu lớn muốn đi nơi nào?

Nguyễn Vô Niệm nói:

- Trước tiên dẫn ta đi tìm quán trọ, phải gần nơi có bán địa sản, ta muốn tại Đông kinh mở cửa hàng.

Tý suy nghĩ một chút như đang lục tìm trong trí nhớ của mình nơi nào phù hợp với yêu cầu của Vô Niệm, chừng một phút sau nó vỗ đùi một cái đét nói:

- A, con nhớ ra rồi, mời cậu lớn đi theo con.

Tý liền nhanh nhẩu đi trước dẫn đường, Nguyễn Vô Niệm đi theo sau, Nguyễn Lộc dắt theo hai con ngựa già chở hàng đi cuối cùng. Vừa đi Nguyễn Vô Niệm lại vừa tranh thủ hỏi thổ địa vùng này về Đông kinh.

Kiếp trước hắn từng trọng sinh vào thời nhà Trần nhưng hai năm chủ yếu ở tại vùng Thiên Mạc, cũng chưa hề ghé qua Thăng Long bao giờ, nên Thăng Long đối với hắn lại khá lạ lẫm.

Tý đã làm công việc này được hai năm, cha của hắn đi lao dịch xây thành cho triều đình kết quả không may tử nạn, quan phủ đền bù cho mấy tiền liền xong, thời này tính mạng con người thực sự rất rẻ mạt, đặc biệt là hạng cố nông như nhà bọn hắn.

Do đó Tý từ nhỏ đã phải ra ngoài bương chải, mẹ hắn bình thường ở nhà đi giặt đồ thuê cho người ta, hoặc ai thuê gì thì làm đó, Tý thì lên trên phố bắt đầu đi lân la khắp đường lớn ngõ nhỏ trong thành, nó nhận ra rằng ở Đông kinh có rất nhiều thương nhân đến nhưng không thông thuộc đường xá, do đó hằng ngày nó liền đứng trước cổng Hoàng thành chờ đợi, một khi thấy ai có vẻ lạ lẫm liền đi lên chào hàng, đám người Nguyễn Vô Niệm nhà quê lên tỉnh, bọn Lê Hốt ngơ ngơ ngác ngác liền bị Tý nhận ra.

Nguyễn Vô Niệm cũng phải công nhận rằng Tý rất thông minh, nhớ cũng rất dai, không dễ gì có thể thuộc được các phố phường cũng như những chi tiết nhỏ như địa sản, quán rượu các loại ở từng phường.

Tại Đông kinh hiện tại cũng không có đầy đủ 36 phố phường như thế kỷ 18 – 19, cũng có một số phố phường ít được nhắc tên trong thời kỳ hiện đại.

Cu Tý có giới thiệu qua một số phường như Thuỵ Chương, Nghi Tàm làm nghề dệt vải lụa; phường Tàng Kiếm làm kiệu, áo giáp, đồ đài, mâm võng, dù lọng; phường Tả Nhất làm quạt… hầu như mỗi phường lại gắn liền với mỗi làng nghề, mà mỗi làng nghề lại gắn liền với một vùng nông thôn ngoại thành, có thể nói đó là một đặc điểm riêng có của Đông kinh so với các thành thị khác khi có sự liên kết chặt chẽ giữa thành thị và nông thôn.

Tuy vậy đó cũng là một yếu tố khiến cho Đông kinh mãi không thể dứt bỏ được yếu tố nông thôn mà tiến thẳng lên trở thành một thị thành kinh tế thực sự.

Rất nhanh Tý dẫn bọn hắn đến phường Tàng Kiếm chọn một nhà trọ ba lầu tương đối lớn. Tại nhà trọ này tầng dưới làm quán ăn, hai lầu trên dùng làm phòng trọ, mô hình của các nhà trọ lúc này đều là như thế bọn hắn gọi chung là khách điếm.

Nguyễn Vô Niệm có bảy người, thuê ba phòng trọ, bao cả cơm nước một ngày cũng hết mất 1 tiền, giá cả không hề rẻ một chút nào.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!