Đại Việt, Thái Hoà năm thứ 2, vụ án Lệ Chi Viên đã qua được hai năm, thế nhưng dân tâm lúc này cũng chưa hết bàng hoàng.
Từ khi Thái Tổ lên ngôi, lần lượt các vị công thần từ Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, Lưu Nhân Chú, Lê Sát cho đến Nguyễn Trãi, mỗi lần có công thần khai quốc bị trảm không chỉ làm cho triều đình rúng động mà đến dân tâm cũng hoảng sợ.
Trăm họ sau 20 năm Minh thuộc chỉ muốn yên ổn, an cư lập nghiệp, mà điều đó cần một triều đình vững mạnh, ổn định. Thế nhưng mười mấy năm nay, dân chúng vừa được nghỉ ngơi dưỡng sức thì triều đình lại liên tục xảy ra những vụ xử trảm công thần, vua Thái Tông lên ngôi trị vì 9 năm, dân chúng yên vui, bốn bề an ổn, dù hay có các cuộc nổi loạn ở vùng cao thế nhưng cũng nhanh chóng bị vua đích thân xuất chinh bình định, nhân dân ca tụng đó thực là phong thái của một đấng minh quân.
Thế nhưng trời lại ghen ghét anh hùng, vua giữa lúc tráng niên lại bỗng nhiên chết tức tưởi tại Lệ Chi viên, sau đó cả nhà Nguyễn Trãi bị chém tam tộc khiến cho dân chúng đau xót.
Tiên đế qua đời, Thái tử Bang Cơ lên nối ngôi đặt niên hiệu là Thái Hoà, được Thái hậu cùng các vị đại thần nhiếp chính, thế nhưng trong mấy năm này thiên tai, sâu bệnh liên tục nổ ra, trên phố tung lên lời đồn Thái tử Bang Cơ không phải là con trai của Tiên đế nên không theo thiên mệnh sở quy, ông trời liền giáng xuống tai ương lên đầu con dân Đại Việt khiến cho trong dân chúng không khỏi dấy lên dư luận không yên.
Đến tháng 5, vua Chiêm Thành là Bí Cai xua quân cướp phá vùng châu Hoá, Thái hậu liền phái Thái Bảo Lê Bôi và Tổng quản Lê Khả (Trịnh Khả) mang 10 vạn quân đi đánh dẹp. Đến tháng 7 lại bắt giam Thái phó Lê Liệt càng khiến cho triều đình bất ổn.
Thế nhưng đỉnh điểm phải là tháng 10 lại xảy ra động đất, hơn nữa lại xảy ra nhật thực. Bầu trời bỗng nhiên tối sầm lại, mặt trăng như nuốt trọn mặt trời khiến dân chúng hoảng sợ, càng tin rằng chính vì thượng tầng triều đình rối ren, hoàng đế không phải chính danh nên mới dẫn đến những hiện tương tai dị như vậy.
Hiện tại Thần Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh đang buông rèm nhiếp chính. Lúc Tiên đế còn sống, Nguyễn Thị Anh vô cùng được sủng ái đặc biệt được phong là Thần phi.
Phải biết rằng ở hậu cung được phong chữ Thần cũng không phải là điều tầm thường, bởi chữ Thần mang ý nghĩa là nơi ở của hoàng đế, có thể hiểu chính là hậu cung, do đó người mang tước vị có chữ Thần nghĩa là người cai quản, trông coi hậu cung.
Nhìn lại lịch sử trước Nguyễn Thị Anh cũng chỉ có Ỷ Lan phu nhân được phong làm Thần phi sau khi sinh ra hoàng tử Lý Càn Đức được vua Lý Thánh Tông phong làm Thần phi; nhìn sang Trung Hoa Võ Tắc Thiên cũng được Đường Cao tông Lý Trị phong cho chữ Thần.
Thần phi Hoàng Thái hậu không yên lòng liền cho triệu Thái sử Bùi Thì Hanh vào hỏi chuyện. Bên trong triều đình Thái Sử viện chính là nơi đoán việc âm dương tai dị, xem chiêm tinh, tiên đoán tương lai, cơ quan này cũng không khác chiêm tinh các là mấy.
Những quan lại bên trong Thái sử viện đều là những người nổi tiếng trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, lại giỏi xem chuyển động của ngôi sao, hiểu rộng về lịch pháp nên khá được coi trọng.
- Thần Bùi Thì Hanh, bái kiến Thái hậu!
Bùi Thì Hanh đi vào cung lập tức làm lễ quỳ bái. Thái hậu ngồi sau tấm rèm rất khoan thai nói:
- Miễn lễ.
Giọng nói của Nguyễn Thị Anh rất nhẹ nhàng, nhưng lại mang trong đó khí thế uy nghi, nàng vô cùng trẻ tuổi, năm nay cũng mới chỉ đôi mươi mà thôi, thế nhưng khi buông rèm nhiếp chính nàng lại có khí chất mẫu nghi thiên hạ.
Dù nàng không phải quá tài giỏi sáng suốt trong chính trị, thế nhưng trong tay nắm đại quyền, nàng rất thẳng tay trừ khử những phần tử được xem là nguy hiểm đến hoàng vị của Bang Cơ, nhìn cách nàng trực tiếp hạ Lê Liệt vào ngục chính là lời răn đe sắt thép đến những người có ý định thấy vua nhỏ tuổi mà muốn chuyên quyền.
Nguyễn Thị Anh nói:
- Ngày hôm nay giữa trưa lại có nhật thực, khiến lòng dân không yên. Liệu có phải là do con vượn đen tác quái hay không? Ai gia muốn nghe khanh giải thích cho rõ.
Nguyễn Thị Anh dù hiền dịu nhưng trong lời nói rất có sức sát thương cùng uy hiếp, Bùi Thì Hanh không khỏi toát mồ hôi lạnh. 10 năm trước, Thiệu Bình năm thứ nhất, khi đó Văn hoàng đế (Thái tông) tiến hành thăng chức, ban thưởng cho các quan, khi đó nội quan tuyên đọc từ sáng cho đến trưa mà vẫn chưa hết.
Bùi Thì Hanh nóng lòng muốn được ban thưởng liền bí mật nói với Tư đồ Lê Sát rằng:
"Ngày 1 tháng 5 sẽ có tinh khí con vượn đen ăn mặt trời nên sẽ có nhật thực, mà nhật thực thì nhất định trong nước sẽ có tai biến. Nếu bắt được con vượn sống đem về giết để trấn yểm thì mới tai qua nạn khỏi".
Lê Sát là kẻ hữu dũng nhưng ít học, nghe Bùi Thì Hanh nói liền tin, lập tức tâu lên Văn hoàng đế sai quan các trấn Thái Nguyên, Tuyên Quang đốc thúc dân chúng lên núi bắt vượn.
Kết quả huyên náo cả vùng Kinh Bắc, dân chúng bị thúc ép phải vào rừng bắt đến hàng ngàn con vượn, khỉ đủ các loại, đóng củi chở về kinh thành hao phí sức người, sức của không biết bao nhiêu mà kể. Sau đó Bùi Thì Hanh cùng Lễ bộ thị lang Trịnh Toàn Dương vốn là một đạo sĩ cùng làm phép.
Sau đó cả hai đều được thưởng rất hậu.
Đến năm Thiệu Bình thứ 2, tháng 11 Bùi Thì Hanh lại lần nữa tâu lên sẽ có nhật thực, dùng cách cũ để trấn áp, khỉ, vượn hai vùng lần nữa gặp tai ương còn Bùi Thì Hanh lại được thưởng 50 quan.
Có thể nói cả đời Bùi Thì Hanh chính là đạp trên xác khỉ, vượn mà bước lên, ăn cơm nhờ vào mặt trăng mặt trời.
Đến nay lại có nhật thực nhưng Bùi Thì Hanh không thể tính ra báo trước, làm dân tâm khủng hoảng, điều này làm cho Nguyễn Thị Anh rất bất mãn. Bùi Thì Hanh trên trán toát mồ hôi lạnh nói:
- Bẩm Thái hậu, lần nhật thực này không phải là do vượn tinh gây ra. Thần không bẩm tâu bởi vì tính ra đây chính là điềm lành. Mặt trời bị che khuất cũng không phải là chỉ đến bệ hạ mà là đến từ phương Bắc.
Nói đến đây Bùi Thì Hanh lại ra vẻ bí mật nhỏ giọng nói:
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!