Trịnh Ngôn Khánh sau khi về mới biết được, Trịnh Thiện Quả này chính là nhi tử của huynh đệ Trịnh Dịch, nhờ quan hệ với Trịnh Dịch mà Trịnh Thiện Quả hiện tại đã trở thành Quang Lộc đại phu, địa vị còn cao hơn cả Trịnh Đại Sĩ.
Nhưng trước mặt Trịnh Đại Sĩ, Trịnh Thiện Quả chỉ là một vãn bối.
Cho dù hắn là một chi đích truyền nhưng đối mặt với tộc thúc nhất định phải cung kính.
Nguyên Phi trong lời của Trịnh Thiện Quả chính là chính thê của thái tử Dương Dũng.
Sử sách đời sau có viết, Dương Dũng thái tử tính tình rất ôn hòa hiền hậu, chỉ là rất xa hoa, tham luyến nữ sắc.
Đối với lời này, Trịnh Ngôn Khánh không quá tin tưởng.
Từ xưa đến nay, thắng làm vua, thua làm giặc, nhà Đường lấy được giang sơn của nhà Tùy dĩ nhiên là sẽ có một phen tô son trát phấn, Tùy Dương đế là vua vong quốc không khỏi sẽ bị chửi bới, năm đó Dương Dũng là con của Tùy Dương đế dĩ nhiên là sẽ bị nói xấu.
Dương Dũng không thích nguyên phi từa xưa đến nay hắn chỉ thích hầu thiếp.
Nguyên Phi xuất thân quý tộc làm sao chịu nổi sự vắng vẻ này, thân thể đau lòng, cuối cùng bị đột tử.
Huỳnh Dương Trịnh Thị đều ủng hộ thái tử Dương Dũng.
Tuy không biết chuyện Nguyên Phi chết đi sẽ xảy ra chuyện gì nhưng người nhà họ Trịnh đều cảm thấy không ổn.
Vợ của Tùy đế là Độc Cô hoàng hậu có tính cách là ghen tị đàn bà.
Năm đó Tùy Đế lập nghiệp, hơn phân nửa là được gia tộc của Độc Cô hoàng hậu ủng hộ cho nên hắn đối với Độc Cô hoàng hậu nói gì đều nghe nấy.
Dương Dũng tham luyến nữ sắc vốn không được Độc Cô hoàng hậu yêu mến.
Nguyên Phi lại là người mà Độc Cô hoàng hậu tuyển cho Dương Dũng, nàng chết đi tất nhiên sẽ dẫn đến sự xung đột giữa Độc Cô hoàng hậu và Dương Dũng.
Cho nên Nguyên Phi chết sẽ gây nên một trường rung chuyển.
Mà Trịnh gia phải phòng ngừa chu đáo, phân tích phán đoán để có lựa chọn chính xác.
Quy Xương Công Trịnh Thiện Nguyện mời Trịnh Đại Sĩ qua cũng là vì việc này.
Chỉ là đối với Trịnh Ngôn Khánh mà nói, Trịnh gia lựa chọn thế nào hắn cũ không tham dự.
Mấy ngày sau, Trịnh Ngôn Khánh đã nhận được hộ tịch, ngụ tại Trịnh gia.
Theo Trịnh Ngôn Khánh suy nghĩ, Nguyên phi chết đi, tranh đấu giữa Tấn vương Dương Nghiễm(Ở đây có thể phiên âm thành Dương Quảng hoặc Dương Nghiễm nhưng mình để là Dương Nghiễm) và Thái tử cũng sẽ mở màn.
Mà Trịnh gia ở giữa Dương Nghiễm và thái tử đang cân nhắc lựa chọn. Trịnh thị tộc trưởng Trịnh Thiện Nguyện chủ trương tiếp tục ủng hộ Dương Dũng, Trịnh Đại Sĩ và Trịnh Thiện Quả lại cho rằng, Dương Dũng chí lớn nhưng tài m ọn, lại xung đột với Độc Cô hoàng hậu, chỉ sợ lành ít dữ nhiều, quan trọng nhất là Dương Dũng tuy phụ tá Dương Kiên làm việc nhưng uy vọng lại không bằng Tấn vương Dương Nghiễm, mặc dù có Cao Dĩnh, Hạ Nhược Bật, Sử Vạn Tuế đám trọng thần ủng hộ nhưng cũng không phải là đối thủ của Dương Nghiễm.
Ở bên cạnh Dương Nghiễm còn có Dương Tố, Hàn Cầm là những người tài ba.
Hơn nữa, Dương Nghiễm có công chinh phạt Nam Trần, đặc biệt là đóng đô ở Giang Đô một thời gian, mời chào nhiều danh sĩ, bản thân của Dương Nghiễm cũng giỏi về tâm kế, được Độc Cô hoàng hậu yêu thích, Dương Dũng chỉ sợ khó bề ngồi vững ngôi thái tử.
Cái này dẫn đến hai kết quả, hoặc nhiều hoặc ít gây nên sự phân liệt trong Trịnh Thị.
Kết quả đám người Trịnh Thiện Quả bắt đầu tìm cơ hội giao tiếp với Dương Nghiễm, mà Trịnh Thiện Nguyện thì tiếp tục ủng hộ Dương Dũng.
Vào năm hai mươi lăm tháng mười Khai Hoàng, Trịnh Ngôn Khánh cũng đã đi vào Trịnh gia năm thứ ba, Tùy Đế Dương Nghiễm phế Dương Dũng, tháng mười một lập Tấn vương Dương Nghiễm làm thái tử.
Trịnh gia hiện tại rõ ràng cũng đã bị ảnh hưởng.
Trịnh Thiện Nguyện tuy đứng sai đội ngũ nhưng Tùy Đế chưa từng trách tội, lại phong Trịnh Thiện Nguyện làm Vinh Yên nam tước, trong mắt của triều đình Huỳnh Dương Trịnh thị tựa hồ càng được ân sủng.
Trịnh Đại Sĩ lúc này nói với Trịnh Thế An:
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!