Trịnh Ngôn Khánh bái Lý Cơ làm sư phụ cũng không truyền ra ngoài.
Lễ bái sư nghi thức cũng đơn giản, ở bên trong học xá mà thôi, tế bái thánh hiền, dâng tặng rượu nước, dập đầu qua loa là xong. Tham dự bất quá cũng chỉ có Trịnh Thế An và Đậu Phụng Tiết mà thôi.
Lý Cơ cũng nói:
Đều là hạng người vô danh, đem ra thành đại sự chỉ sợ bị người khác chê cười.
Trịnh Thế An cũng đồng ý, Ngôn Khánh lúc này thì thầm nghĩ tới cái cảm giác lúc hắn bái sư, những lời nói kia của Lý Cơ không đơn thuần là để thăm dò, chẳng lẽ Lý Cơ không muốn nhận hắn làm đệ tử là có nguyên nhân khác.
Chỉ là hiện tại đã bái sư rồi, Trịnh Ngôn Khánh sẽ bỏ tâm tư, tĩnh tâm mà học tập.
Lý Cơ không vì Trịnh Ngôn Khánh trở thành đệ tử của hắn mà buông lỏng hơn, trái lại vô cùng nghiêm khắc, hơn nữa ngoại trừ Tam Quốc chí, Lý Cơ cũng bắt đầu truyền thụ cho Ngôn Khánh học thức của mình, tứ thư ngũ kinh đủ loại.
Vốn Lý Cơ cho rằng, hiện tại dạy cho Ngôn Khánh vẫn còn sớm.
Nhưng Ngôn Khánh đã học qua lớp học vỡ lòng, vì vậy hắn dễ dàng tiếp hận học thức của Lý Cơ.
Mà điều Ngôn Khánh cảm thấy hứng thú nhất là Lý Cơ lén truyền thụ cho hắn thuật bắn cung.
Lý Cơ đối với cung tên vô cùng quan trọng, cuối cùng bỏ ra một số tiền lớn, mua cho Ngôn Khánh một cây cung rất tốt.
Hắn đem cung dao cho Ngôn Khánh thần sắc trang trọng nói:
- Ngôn Khánh, học bắn trước hết phải xem kỹ năng bản thân sau đó mới bắn, học bắn cũng giống như nghiên cứu học vấn, phải thường xuyên xem kỹ bản thân.
Trịnh Ngôn Khánh khom người thụ giáo.
Thời gian một ngày cứ như vậy mà trôi qua.
Trong nháy mắt học xá đã tạm nghỉ dạy học.
Lý Cơ cũng cho Ngôn Khánh hai ngày nghỉ ngơi, nói hắn không cần đến Học Xá nghe giảng, trong mắt của hắn Ngôn Khánh chỉ là một tiểu hài tử, cả ngày ở Học Xá nghe giảng cũng không có gì tốt, cổ nhân dạy học có độ dừng cũng là vì vậy.
Trịnh Ngôn Khánh vui vẻ hai ngày bỏ thời gian để hoàn thành xong cốt truyện rồi cùng Trịnh Thế An tới Lạc Dương, đi Thiên Tân Kiều phố thăm các lão quân.
Thiên Tân Kiều phố dài khoảng hơn trăm thước.
Chủ yếu là kinh doanh thiết khí là chính, có hơn mười gian hàng.
Ngày xưa chiến sự diễn ra nhiều, từ khi Khai Hoàng về sau, dân chúng an lành, chế tạo binh khí ngày càng ít đi. Triều đình đối với binh khí đều có phường chế tạo riêng, mà láng giềng đối với tiệm sắt chủ yếu cũng chỉ chế tạo nông cụ mà sinh sống, cho nên bây giờ việc buôn bán ở đây trở nên tiêu điều.
Trịnh Thế An mang theo Trịnh Ngôn Khánh tới chào hỏi từng người.
Tại khu phố cuối cùng, ông dừng bước.
Trên tiệm sắt này có treo một tấm biển, trên đó có ghi chữ Hùng rất lớn.
Trịnh Ngôn Khánh biết rõ, hiện nay mọi người thích dùng họ của mình đặt tên cửa hàng. Chữ Hùng này hẳn là họ của chủ tiệm sắt, đây đúng là một dòng họ không thường gặp.
- Hùng Đại Chuy.
Trịnh Thế An ở ngoài tiệm sắt hô to một tiếng:
- Hùng Đại Chuy có ở đây không?
- Ai vậy?
Ở trong tiệm sắt truyền tới thanh âm lớn, sau đó từ bên trong đi ra một trang hán, tuổi chừng ba mươi bốn mươi, lưng hùm vai gấu, hình thể to lớn, sắc mặt hắc tím, hiển nhiên là do được hun sấy bên lò lửa đã nhiều.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!