Chương 32: (Vô Đề)

Ngoại tổ mẫu muốn gọi là Bình An Nô, mẹ chồng lại thích gọi là Cẩn Ca Nhi, còn ta thì đương nhiên vẫn muốn gọi con là Lịch Nhi. Cuối cùng, Triệu Tu Niệm quyết định... ai thích gọi gì thì gọi nấy.

Được thôi.

Khi Lịch Nhi tròn một tuổi, Hoàng thượng vẫn không qua khỏi, băng hà vào năm Hoài Hóa thứ ba mươi tám.

Ngũ hoàng tử lên ngôi xưng đế.

Ngài là một Hoàng đế rất tốt.

Triệu Tu Niệm dâng sớ xin từ quan.

Hoàng đế không chấp thuận, chuyển hắn đến Hàng Châu.

Năm Lộc Hòa nguyên niên, Triệu Tu Niệm đưa ta và con đến Hàng Châu.

Hoa đào ở Hàng Châu đẹp vô cùng.

Năm Lộc Hòa thứ hai, Tôn tỷ tỷ mang thai. Ta vừa ngạc nhiên lại vừa vui mừng, kiếp trước nàng ấy không thể làm mẹ, kiếp này cuối cùng cũng được toại nguyện.

Năm Lộc Hòa thứ tư, ta lại mang thai.

Lần này là một cặp song sinh con gái.

Tên hai con là do Triệu Tu Niệm đặt, một bé tên Duyệt Lâm, một bé tên Như Lâm.

Duyệt Lâm và Như Lâm giống nhau như hai giọt nước nhưng tính cách thì hoàn toàn trái ngược.

Duyệt Lâm dịu dàng, tinh tế, còn Như Lâm hoạt bát, rạng rỡ. Hai đứa từ nhỏ lớn lên bên gối bà bà ta, ăn mặc dùng đồ đều giống y như nhau, vậy mà không hiểu sao lại trở thành hai cô bé tinh quái thế này.

Theo lời bà bà vừa bất đắc dĩ vừa yêu thương thì một đứa giống tính phụ thân, một đứa giống tính mẫu thân.

Sau này, Tinh Tinh cũng thành thân, gả cho phó tướng của Triệu Tu Niệm, Lý tiểu tướng quân.

Nghe nói là trong tiệc đầy năm của Lịch Nhi, Tinh Tinh vừa gặp đã yêu, sau đó dây dưa quấn lấy người ta mấy năm trời.

Hai phu thê này rất hay cãi nhau nhưng cuộc sống lại rất vui vẻ, náo nhiệt.

Con gái đầu lòng của Tinh Tinh, ta đặt tên là Tĩnh Thư.

An di mẫu gửi thư nhờ ta uốn nắn tính cách của Tĩnh Thư, đừng để giống mẫu thân nó.

Tôn tỷ tỷ sau đó sinh liền ba trai hai gái, nhà cửa ồn ào náo nhiệt không thôi. Nhưng trớ trêu thay, phu quân nàng ấy là một Thám hoa lang tính tình hiền hòa, không đối phó nổi ba đứa nghịch ngợm. Nàng ấy đành phải xắn tay áo, cầm cây trúc đánh đuổi bọn nhóc vào thư phòng.

Trong thư, nàng ấy thường than phiền vì sinh nhiều con quá nhưng giữa những lời trách vẫn cứ tràn đầy hạnh phúc. Ta viết thư đáp lại, thường hay đùa rằng, chỉ e là kiếp trước ông trời nợ nàng ấy mấy đứa con, kiếp này bù lại cả rồi.

Sau này, Lịch Nhi càng lớn càng nổi loạn, ta và Triệu Tu Niệm không làm gì được. Mười lăm tuổi, nó đã một thân một mình đi ra ngoài.

Phu thê ta vừa tức giận vừa bất lực, chỉ biết an ủi nhau rằng Lịch Nhi văn võ song toàn, từ nhỏ đã cùng chúng ta chu du khắp nơi, chắc sẽ không xảy ra chuyện gì.

Được thôi, thằng nhóc có bản lĩnh rồi, làm phụ mẫu như chúng ta không tìm được nó nữa.

Về sau, hai phu thê chúng ta về kinh ăn Tết cùng phụ thân ta. Ngài đã già rồi, dưỡng lão ở Lâm phủ nhưng Hoàng thượng lại thấy phụ thân ta nhàn rỗi, liền gửi Đại hoàng tử của mình đến ở cùng ông.

Khi chúng ta đến nơi, vừa hay thấy Đại hoàng tử ê a đọc sách. Phụ thân ta ngồi bên cạnh chăm chú dõi theo, thỉnh thoảng lại chỉ dẫn vài câu, cảnh tượng thật ấm áp.

Hôm đó là Tết Nguyên Tiêu, Triệu Tu Niệm kéo ta học theo các cô nương và công tử trẻ tuổi ra ngoài dạo chơi. Nhưng rốt cuộc cũng không còn sức khỏe như thanh niên, phu thê chúng ta ghé vào một tửu lâu nghỉ chân, lại gặp được cố nhân.

Đặng Liên Nhi.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!