So với đồng bằng, có vẻ như thời gian ở Lhasa trôi qua chậm rãi hơn, thong thả như dòng suối mát, nếu không để kỹ thì khó mà cảm nhận được dòng chảy của chúng. Bóng dưới chân ngày một dài, ánh sáng trắng nhạt dần chuyển thành sắc vàng rực rỡ, những đám mây tan tác lại tụ về thấp thoáng bên dãy núi.
Khách tham quan chỉ còn lại nửa giờ cuối cùng, dòng người vào cửa lần lượt rời đi nhưng những người hành hương kia vẫn tiếp tục dập đầu lạy dài.
"Vừa rồi hình như chúng ta đi nhầm hướng." Địch Lam chỉ tay về phía có trục quay kinh rồi quay người xác nhận lại vị trí lối ra: "Lẽ ra phải ra ngoài rồi mới xoay trục kinh đúng không?"
Du Chân lại chẳng bận tâm: "Cậu cứ nói mình chẳng biết gì nhưng lúc tham quan tôi thấy ánh mắt cậu còn thành kính hơn không ít người đấy. Chắc cũng bị ảnh hưởng rồi, xoay ba, năm hay bảy vòng gì đó, có khi cảm nhận lại càng thêm sâu sắc?"
"Làm gì có chuyện đó..." Địch Lam bật cười.
Nhưng có một điều Du Chân không nói sai, ban đầu Địch Lam quả thật không hiểu ý nghĩa của những điển tích trên bích họa, những câu chuyện về Phật giáo Tây Tạng nhưng ngay khoảnh khắc khi cậu đối diện với ngôi chùa Đại Chiêu đứng sừng sững giữa những dãy kiến trúc xếp tầng tầng lớp lớp, khi nhìn thấy các vị tăng nhân cúi đầu lặng lẽ bước đi, khi chứng kiến người dân Tây Tạng quỳ lạy trước từng điện thờ nối tiếp nhau, cảm giác rung động và tôn kính dâng lên trong lòng khó có thể là giả.
Sắc đỏ, vàng, trắng tươi sáng vô cùng, những chiếc cột đỡ, những hoạ tiết chạm khắc mang đậm phong cách nhà Đường từ hàng nghìn năm trước. Đứng trên sân thượng, nhìn ngang qua phần mái như được dát vàng của chùa Chiêu Đại, nơi mà họ đã ngắm nhìn từ xa suốt vài giờ trước, cả hai cùng tận hưởng bầu trời xanh thẳm, dưới chân là mấy khóm hoa vàng nhỏ xinh.
Lúc ấy, Du Chân ngồi xổm xuống, đưa tay nghịch vài cánh hoa nhỏ, bóng của mái vàng phủ trọn lên người hắn.
Địch Lam tham lam muốn khoảnh khắc này kéo dài thêm một chút.
Họ là những vị du khách cuối cùng bước ra khỏi chùa Đại Chiêu. Bữa trưa ăn quá no, dù hai người đã đi dạo suốt hai tiếng mà vẫn chưa tiêu hóa hết thức ăn, thế là họ lại vòng về phố Bát Khuếch thêm một lần nữa.
Đôi khi Địch Lam tự hỏi, dường như họ cứ mãi quẩn quanh ở cùng một chỗ nhưng mỗi lần đi qua tâm trạng lại có chút khác biệt. Cậu không biết sự thay đổi ấy xuất phát từ đâu, có lẽ đó chính là điều kỳ diệu của vùng đất cao nguyên này. Những phiến đá vẫn nằm nguyên ở vị trí cũ nhưng mỗi lần Địch Lam đặt chân lên chúng là mỗi lần nhịp đập trong lồng ng. ực lại trở nên mỗi khác.
Vì thế cậu muốn mua một thứ gì đó để giữ lại chút kỷ niệm.
Bạch Mã Ương Kim
- người đã gửi hướng dẫn du lịch cho Du Chân
- từng đùa rằng phố Bát Khuếch chính là "Nghĩa Ô của Lhasa", nói thẳng ra là ở đây chẳng có thứ gì đáng để mua cả nhưng sau khi đi hết một vòng Địch Lam đã tìm được món đồ mà cậu muốn trong một cửa tiệm nhỏ nơi góc hẻm.
Cửa tiệm do hai chị em gái mở ra để kinh doanh, bức tường bên ngoài có treo một tấm vải đỏ, những chiếc đinh được ghép lại thành một cái giá đỡ đơn giản, phía trên có những chiếc hộp nhỏ đựng tiêu bản của hoa Cách Tanh, từng hộp một được xếp rất ngay ngắn. Đóa nổi bật nhất được đặt bên rìa, trong cánh hoa có một mảng màu khác biệt, sắc vàng chói chang được bao quanh bởi sắc hồng ấm nóng, như là ánh sáng cuối cùng của hoàng hôn đang dần thoát khỏi làn mây đỏ.
Địch Lam cầm tấm thẻ giới thiệu về hoa Cách Tang lên, khẽ đọc: "Hoa của hạnh phúc, loài hoa kiên cường... Trân trọng người trước mắt."
Cậu quay đầu lại, nhìn thấy Du Chân đang đứng trước cửa tiệm, trò chuyện với một bác người Tây Tạng, không khí của cuộc trò chuyện đột nhiên trở nên u ám hơn đôi chút.
"Bao nhiêu tiền vậy?" Địch Lam hỏi chủ tiệm.
Cậu xách theo túi nhỏ bước ra khỏi cửa, Du Chân chỉ liếc qua một cái mà không hỏi gì nhiều, hắn không hỏi cậu mua gì, cũng chẳng hỏi giá bao nhiêu. Du Chân luôn thân thiết một cách vừa đủ khiến cho Địch Lam cảm thấy không có bất kỳ chút áp lực nào.
Hôm qua họ đã ngắm hoàng hôn và ráng chiều của Lhasa, cứ nghĩ rằng mùa khô trên cao nguyên thường có nhiều nắng, trời sẽ quang, mây sẽ tạnh nhưng sự thật không phải vậy. Dù cả ngày hôm nay trời trong xanh không chút gợn mây nhưng khi đến chiều tối lại có vài cơn gió lướt qua, sắc trời dần trở nên âm u. Tầng mây dày hẳn lên, dãy núi tuyết ẩn mình vào trong bóng tối, như thể sắp diễn ra một trận mưa lớn nhưng Du Chân lại bảo đó chỉ là do gió mà thôi.
Ánh chiều tà lan tỏa từ phía sau những đám mây xa xa, phía mép ngoài của bầu trời mang một màu sáng chói nhưng ở trung tâm vẫn đậm một màu xám u tĩnh.
Họ mua khoai tây và thịt bò yak ở phố Bát Khuếch, gói thêm hai phần mì Tây Tạng, định lấy xong bưu kiện rồi trở về khách sạn ăn.
Địch Lam miệng bảo rằng mình không mệt nhưng từ tám giờ sáng đã bắt đầu lên đường, tham quan cung điện Potala rồi dạo quanh chùa Đại Chiêu, lúc nào cũng đi bộ, riêng con phố Bát Khuếch còn vòng qua, vòng lại ba lượt. Một khi đã ngồi xuống là đôi chân gần như mất hết sức, theo bản năng chẳng muốn đứng dậy nữa. Du Chân nhận ra điều đó nhưng chẳng nói gì thêm, chỉ cùng cậu đi đến điểm nhận bưu kiện gần nhất.
Gói hàng của Du Chân là một thùng khá lớn. Hắn giao túi đồ ăn cho Địch Lam giữ rồi tự mình ôm lấy thùng hàng.
Về đến khách sạn, Du Chân lấy từ trong thùng hàng ra một túi quần áo, phần còn lại Địch Lam tò mò ghé tới xem thử, phát hiện ra trong đó toàn là sách giáo khoa và truyện tranh dành cho trẻ em ở độ tuổi đi học, có cả bách khoa toàn thư và các loại tài liệu đọc khác.
"Anh gửi từ Thành Đô à?"
Du Chân chỉnh lại góc thùng bị va móp: "Ừ."
Địch Lam thắc mắc: "Nhưng chẳng phải anh lên tàu ở Tây Ninh sao? Tôi tưởng anh..."
"Đi ngang qua Tây Ninh thôi, nghe một người anh từng gặp trên tàu nói lúc đó chùa Tháp Nhĩ đang có pháp hội, với lại tôi cũng muốn xem tranh cuộn ở bảo tàng Thanh Hải nên đã xuống tàu rồi mua lại vé vào hai ngày sau." Du Chân vừa giải thích vừa phân loại lại đống sách.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!