Chương 32: Đồ Bổ

Edit: Sahara 

Lý Hầu La không cảm thấy bất ngờ về việc Tiền gia muốn lập hiệp nghị. Không phải nàng tự đại, nhưng tay nghề thêu thùa của nàng tinh xảo, hơn nữa, kỹ thuật thêu của nàng vượt xa kỹ thuật thêu thùa của các tú nương ở thời này nhiều, cộng thêm việc nàng còn có dị năng, tác phẩm nàng thêu ra vốn đã không giống với đồ thêu ở đây.

Mà những đồ thêu như thế chỉ có mỗi mình nàng thêu được, số lượng lại ít ỏi, Tiền gia lập nghiệp bằng nghề kinh thương, làm sao lại không nhìn ra được giá trị của những đồ thêu này? Vấn đề ở đây là nàng muốn mình bị trói buộc trong một bản hiệp nghị hay không?

Hiện tại, cái mà Tiền gia muốn chính là nàng có thể cung cấp hàng hóa ổn định. Ngược lại, vấn đề chính là ở bản thân nàng, dù nàng không bán đồ thêu cho Tiền gia mà mang đi nơi khác bán thì vẫn bán được giá cao như thường.

Có điều, nếu thật sự làm như vậy, thì trong lòng người Tiền gia sẽ sinh ra khúc mắc.

Hơn nữa, đem đồ thêu đến nơi khác bán, thì giá cả cũng không cao hơn so với bán cho Tiền gia được mấy đồng. Tuy đồ thêu của nàng sinh động nhiều linh khí, nhưng mấy vật dụng nhỏ này, thường thường đều là người trong nhà tự làm mà sử dụng thôi.

Suy nghĩ hồi lâu, cân nhắc xong giữa lợi và hại, Lý Hầu La mới ngẩng đầu lên mỉm cười, nói: "Phu nhân đã để mắt đến, đây là vinh hạnh của ta. Nhưng về chuyện này, ta cần phải thương lượng với tướng công. Trước đó, chàng đã không nỡ để ta vất vả thêu thùa kiếm tiền, nêu sau này mỗi ngày đều phải thêu, sợ là chàng sẽ không cho ta động vào kim chỉ nữa mất!" Ngoài miệng thì Lý Hầu La nói lời oán giận, nhưng nụ cười lại rất ngọt ngào.

Tiền lão gia cười ha hả, nói: "Không tệ! Không tệ! Chung ca nhi biết thương thê tử như vậy là rất tốt! Đứa trẻ kia là một người thông minh, cô cũng là người lanh lợi tháo vát! Ngày tháng sau này của hai người chắc chắn sẽ sung túc!"

Trong mắt Tiền phu nhân mang theo vài phần đánh giá, nhưng bà vẫn nói: "Đây là tất nhiên! Cứ trở về thương lượng với tướng công của cô cho tốt đi! Yên tâm! Tiền gia chúng ta tuyệt đối sẽ không bạc cô đâu!"

Đợi Lý Hầu La đi rồi, Tiền phu nhân mới nhíu mày thương lượng cùng Tiền lão gia: "Lão gia, cô nương rốt cuộc là có ý gì? Cuối cùng thì nàng ta có đồng ý lập hiệp nghị với chúng ta không?" Vừa rồi, thái độ của Lý Hầu La cực kỳ bình tĩnh nghiêm túc, làm bà cũng không cách nào phân biệt được là Lý Hầu La nói thật, hay là đang tìm cớ thoái thác. 

"Phu nhân, bà lo lắng việc này làm gì? Tiền gia chúng ta cũng đâu phải là kinh doanh hàng thêu. Có thêm đồ thêu của thê tử Chung ca nhi là dệt hoa trên gấm, không có thì chúng ta cũng chẳng tổn thất gì!"

Tiền phu nhân không đồng ý với cái nhìn của Tiền lão gia: "Sao lại không tổn thất? Lão gia, người không biết đó thôi, vừa qua, thiếp đã trăm phương nghìn kế đưa những khăn thêu kia cho phu nhân của tri phủ Vân Dương xem thử, tri phủ phu nhân rất thích số khăn thêu ấy! Đối với thiếp cũng thân thiện hơn rất nhiều! Tâm tình yêu cái đẹp của nữ nhân, lão gia không thể hiểu được đâu!"

Tiền lão gia im lặng uống một ngụm trà, không nói lời nào. Sao ông lại không hiểu được chứ? Chỉ nhìn y phục rồi son phấn này nọ của phu nhân và con gái trong nhà thôi là đủ biết rồi!

"Tuy là thế, nhưng bà cũng đừng cưỡng cầu. Người làm ăn như chúng ta chủ yếu là hòa khí sinh tài. Nếu Chung ca nhi và thê tử của hắn chịu lập hiệp nghị, vậy thì lập! Còn nếu họ không muốn, vậy chừng nào thê tử Chung ca nhi còn bán đồ thêu cho chúng ta, thì chúng ta cứ việc chiếu theo giá gốc mà mua."

Tiền phu nhân giận dỗi nói: "Chuyện này, thiếp đương nhiên là biết!" Đại Việt được thái tổ cải cách mạnh mẽ cùng việc chú trọng thương mậu, nhờ vậy mà địa vị của thương nhân đã cao hơn rất nhiều so với tiền triều. Ít nhất cũng không còn là tiện tịch* nữa! Tuy nhiên, quan niệm suốt trăm ngàn không phải một sớm một chiều là có thể thay đổi, thương nhân coi trọng nhất là mọi việc hòa thuận, vui vẻ để làm ăn phát đạt.

Trên phương diện xử thế, họ luôn có sức nhẫn nại và phóng khoáng hơn so với giới hạn của người bình thường.

(*tiện = hạ tiện, thấp hèn, thấp kém; tịch = hộ tịch; tiện tịch: hộ tịch của gia đình có thân phận thấp kém.

Lý do thương nhân bị cho là thấp kém, thân phận ti tiện là vì trong bốn ngành nghề lớn hay còn được gọi là tứ dân: Sĩ = người có công danh; Nông = nông dân; công = thợ thủ công; Thương= thương nhân, người buôn bán; thương nhân bị xếp cuối cùng nên bị người khác xem thường, nhất là người có công danh, làm quan thì lại càng xem thường thương nhân, vì họ cho rằng thương nhân chỉ biết có tiền và lợi ích mà thôi.)

Số hàng thêu lần này nhiều hơn lần trước, giá lại tăng, Lý Hầu La kiếm được sáu mươi hai lượng bạc. Sau khi nói lời tạm biệt với Tiền quản gia, Lý Hầu La liền vội vàng chạy nhanh đến tiền trang Đại Việt. Nàng gởi vào đó năm mươi lăm lượng bạc, chừa lại bảy lượng để xài trong mùa đông này.

Nhớ đến lần trước, ngón tay Tần Chung cọ vào lòng bàn tay nàng, quả thật là gầy đến nỗi khiến người ta đau lòng. Lý Hầu La mang theo bạc đi đến tiệm bán thuốc.

Kiếp trước, nàng yêu mỹ thực, lại mê đạo dưỡng sinh, nên cũng biết nấu vài món canh dưỡng sinh. Hiện tại đã là mùa đông, là thời điểm tốt để bồi bổ. Vì đã quyết định muốn ở lại Tần gia, mà lần trước Tần Chung cũng không phản đối, nên Lý Hầu La đã đơn phương cho rằng, Tần Chung chính là tiểu trượng phu của nàng.

Nếu đã là nam nhân của nàng, đương nhiên phải bồi bổ cho tốt, nói gì thì sau này vẫn còn dùng đến mà!

Lý Hầu La đến tiệm thuốc, mua một ít rễ chùm của nhân sâm loại nhỏ. Nhân sâm ở đây không phải là loại nuôi trồng như thời hiện đại, dù chỉ là một ít rễ thôi thì cũng tiêu tốn hết ba lượng bạc của nàng. Tiếp đó, Lý Hầu La lại mua thêm một ít cẩu kỷ*, cái này thì không mắc, thậm chí chưởng quầy còn tặng thêm cho nàng nhiều một chút.

(*cẩu kỷ: hay còn gọi là câu kỷ tử, hoặc kỷ tử là một loại thuốc đông y phổ thông, nhiều tác dụng. Ngoại trừ làm thuốc, người ta còn dùng pha trà, nấu canh, ngâm rượu, v..v.. Bạn nào muốn tìm hiểu chi tiết thì seach Google nhé!)

Sau khi mua xong thuốc, nàng lại đến cửa hàng đồ khô, mua một ít táo đỏ, hạt dẻ, cuối cùng còn đến chợ Vân Dương huyện mua một con gà tam hoàng cùng với gạo nếp.

(*gà tam hoàng: giống gà này xuất xứ từ tỉnh Quảng Đông TQ, được nuôi phổ biến ở nhiều nước, đây là giống gà hướng thịt, dễ nuôi, lớn nhanh, chất lượng thịt thơm ngon, năng suất cao.)

Mua xong hết mọi thứ, bảy lượng bạc giờ chỉ còn bốn lượng. Những thứ kia không đáng bao nhiêu tiền, chủ yếu là rễ nhân sâm, thật sự là quá đắc.

Lý Hầu La bỏ mọi thứ vào rổ, xách đi nhẹ nhàng tựa như đang cầm một cọng lông vũ, vừa ra khỏi huyện thành thì tuyết cũng bắt đầu rơi.

Hoa tuyết trắng tinh, Lý Hầu La không biết đã bao lâu rồi mình chưa được nhìn thấy màu tuyết trắng thuần như thế này, nàng không kiềm được, đưa tay hứng tuyết, rồi lại nhìn nó chậm rãi tan ra trong lòng bàn tay.

Người trên cầu ngắm phong cảnh, phong cảnh bao trọn người trên cầu. Hoa tuyết vương trên hàng mi dài của Lý Hầu La rơi xuống, bên khóe miệng có lún đồng tiền đáng yêu, ánh mắt chứa một chút tham niệm ngắm nhìn thế giới này của Lý Hầu La có một sức hấp dẫn diệu kì. 

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!