"Mùa hè năm 2016, tôi được đưa đến thành phố phồn hoa nhất thế giới trong tương lai, rời khỏi thành phố núi nhỏ bé kia.
Ngày mà tôi chuyển đi, hoa trên núi nở rực rỡ, uốn lượn từ trên đỉnh núi tới con đường mà tôi rời khỏi, cuối cùng bị chiếc xe ô tô limited bỏ lại phía sau.
Mùa hè năm 2030, tôi đi khảo sát một khu đất mà công ty dự định phát triển thành khu nghỉ dưỡng cao cấp.
Đó là một vùng đất xa xôi, thung lũng nằm giữa hai ngọn núi, lẽ ra nơi này chẳng có ai nhưng không ngờ lại có căn nhà gỗ, một ông lão đang sống ở đó.
Ông lão tóc bạc trắng, mỗi ngày gánh theo cái cuốc, đội mũ rơm, đi xuyên qua những khóm hoa cỏ dại mọc trong khe núi. Lúc mặt trời lên thì bắt đầu làm việc, khi mặt trời lặn mới quay về. Ông ấy cải tạo một mảnh vườn trước nhà, đào giếng lấy nước uống, cày cấy lấy lương thực, kết thúc một ngày thật bình thản an nhiên.
Suốt mười năm qua, tôi ngơ ngác thật lâu trên tầng cao nhất của toà nhà nằm giữa trung tâm thành phố. Câu thơ của Ngũ Liễu Tiên Sinh mà tôi ghi trong vở vào cái thời còn đi học, gần mười năm rồi, lúc này như hiện ra trước mắt.
<Tảng sáng cuốc cỏ dại, trăng lên vác cuốc về.>
Ngày thứ hai chúng tôi đến nơi này, ông lão ấy đã đi rồi. Thư ký nói với tôi, ông lão đeo một cái sọt bên trong xếp một bó hoa dại, bước chân cà nhắc lững thững bỏ đi.
Trên bản đồ cho thấy có một ngôi làng gần đây, nhưng nếu đi bộ sẽ mất ba ngày ba đêm.
"Tội nghiệp quá, lớn tuổi rồi mà con cái không chịu tới đón." Nữ trợ lý nói trong sự đồng cảm: "Có con cái vẫn tốt hơn."
"Không có con cái cũng chẳng sao cả, tranh thủ lúc còn trẻ để dành thật nhiều tiền, về già thì tới viện dưỡng lão cao cấp mà ở, còn đáng tin hơn con cái nhiều." Nam trợ lý cho rằng ông lão kia đang trả giá sự thất bại của mình.
Vẻ mặt cậu ta kiêu ngạo, tuổi còn trẻ đã kiếm được năm, sáu triệu một năm. Giữa thành phố hoa lệ này cũng xem như thanh niên tài giỏi, tất nhiên không cần lo lắng tuổi già rơi vào cảnh "thê thảm" như vậy.
Từ đầu đến cuối, ông lão không hỏi câu gì, tôi cũng chẳng nói lời nào, ông ấy cứ lặng lẽ mà đi.
Thậm chí, tôi còn không được nhìn bóng lưng ông.
Có chút xót xa, có chút tiếc nuối, nhưng lại may mắn vì đã không trông thấy.
Nếu như tôi nhìn thấy bóng lưng ấy, cảm xúc nơi đáy mắt nhất định sẽ khiến cho nội tâm nhóm trợ lý của tôi cuộn sóng.
Chẳng có gì đáng xem cả.
Giấc mơ của tôi bị khóa chặt trong chiếc rương, mà ông ấy lại sống trong khe hở của giấc mơ ấy."
…
Trang Khê đọc đi đọc lại mấy lần, nhưng dù đọc thế nào nó vẫn không giống bức di chúc, bên trong chẳng có sự gửi gắm nào cả, nó giống như bản ghi chép hoặc nhật ký hơn.
Không thể hiểu nổi, Tiểu Khê bỏ bức di chúc vào trong bì thư, nhìn chăm chú bốn cái rương kia. Chẳng lẽ cái rương được nhắc tới trong di chúc, chính là những cái rương này sao?
Tiểu Khê gãi đầu, vào thời đại đó mà trợ lý đã có tiền lương năm, sáu triệu một năm, vậy địa vị anh ta sẽ thế nào nhỉ?
Nói vài câu với chú Vương xong, nhóm nhân vật chuyển mấy cái rương vào trong kho. Tiểu Khê đứng ngẩn người trước rương thật lâu, mân mê những hạt giống đầy ắp ở trong đó, quan sát thật cẩn thận.
Càng nghĩ cậu càng cảm thấy, hạt giống đựng trong bốn cái rương này chính là di nguyện của nhân vật trong bức di chúc. Trong lòng nhân vật vừa giỏi vừa nhiều tiền kia lại khát khao một cuộc sống ruộng vườn sao?
Thế thì kỳ lạ thật, nhưng dường như cũng không kỳ lạ lắm.
Bốn cái rương chính là phần thưởng xe lửa nhỏ đổi về, cũng là chìa khóa kích hoạt nhân vật mới. Trang Khê quyết định gieo toàn bộ những hạt giống này xuống ruộng, nhưng hiện tại phải chờ thời gian nữa, khối lượng công việc quá lớn, không thể hoàn thành trong một hai ngày được.
Bây giờ cậu có rất nhiều chuyện quan trọng phải làm. Toàn bộ tinh hệ chỉ có một lần thi thống nhất, đó là kỳ thi đại học vào cuối tháng sáu hằng năm theo tinh lịch.
Trải qua mấy trăm năm phát triển, thế giới đã thay đổi rất nhiều, nhiều chế độ đã biến mất trong dòng chảy lịch sử. Hiện nay thi đại học là chế độ công bằng nhất giúp mỗi người có cơ hội thể hiện bản thân, trải qua nhiều lần cải cách nhưng nó vẫn tồn tại như cũ.
Đây là chuyện may mắn với những người bình thường như Trang Khê, bọn họ vô cùng quý trọng cơ hội này, nỗ lực hết mình vì nó.
Đêm trước ngày thi, Trang Khê không ôn bài, trong nhà cũng không có ai trò chuyện hay tưởng tượng với cậu. Cậu mở chức năng ghi hình của game ra, gõ chữ thông báo với các nhân vật rằng ngày mai cậu sẽ tham gia một kỳ thi quan trọng nhất trong đời.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!