Chương 1: Con quỷ biển xuất hiện !

Một đêm hè ngột ngạt ở Argentina. Bầu trời đen sẫm lấp lánh ánh sao. Con tàu Medusa lặng lẽ thả neo. Tiếng sóng biển rì rào, tiếng đồ nghề va chạm vẫn không phá vỡ được cảnh tĩnh mịch của đêm khuya. Hình như biển cả đang chìm trong một giấc ngủ say.

Những người phu mò ngọc nằm ngủ say trên boong tàu. Trong những ngày hè oi bức này, họ làm lụng mệt đến nỗi khi xong công việc thì không còn đủ sức để kéo thuyền lên boong tàu nữa. Và cũng chưa có hiện tượng nào báo hiệu thời tiết khó chịu này sẽ thay đổi. Chiếc thang dùng leo lên cột buồm vẫn ngả nghiêng, dây buồm buông chùng run rẩy trong làn gió biển đang thổi từng cơn nhè nhẹ.

Cả khỏang trống giữa mũi và đuôi tàu ngổn ngang những đống trai có ngọc, những mảnh san hô, dây thừng và những cái thùng rỗng. Gần cột buồm có một cái thùng to đựng nước ngọt và một cái gáo sắt có giây buộc. Nước đổ ra xung quanh thùng tạo thành một vũng màu đen.

Thỉnh thỏang có một vài người thợ lặnh nhỏm dậy, đi lọang chọang về phía cái thùng. Họ múc nước uống mà mắt vẫn nhắm nghiền, rồi gục xuống ngủ ngay ở bất cứ chỗ nào. Những người thợ lặn luôn cảm thấy khác nước. Buổi sáng, họ không giám ăn trước khi đi làm vì sợ nguy hiểm. Công việc dưới nước đòi hỏi phải chịu một áp lực rất cao, do vậy họ phải chịu nhịn đói đến chiều và chỉ có thể ăn trước khi đi ngủ. Hơn nữa thức ăn của họ chỉ tòan là thịt bò muối mặn.

Đêm nay đến phiên gác của bác thổ dân Bantasas. Bác là cánh tay phải đắc lực nhất của thuyền trưởng Pedro Juritas, chủ con tàu Medusa. Lúc trẻ, Bantasas là một phu mò ngọc nổi tiếng. Bác có thể lặn sâu hơn gấp đôi người khác.

Bác ta thường nói với các thợ lặn trẻ: "Chắc các anh thắc mắc vì sao tôi lại lặn được sâu như vậy? Chỉ vì ngày ấy người ta biết cách dạy từ khi người học nghề còn rất nhỏ. Năm tôi mười tuổi, cha tôi đã đem tôi đến học nghề ở nhà ông Hoser. Còn cách dạy thì thật đơn giản, ông ta ném một hòn đá hay một vỏ ốc xuống nước rồi ra lệnh cho chúng tôi lặn xuống mò lên. Chỗ ném ngày càng sâu hơn. Không mò lên được là ông ấy lấy dây thừng quất rồi quăng chúng tôi xuống nước.

Vì thế mà chúng tôi biết lặn. Sau đó, ông ta bắt đầu dạy chúng tôi lặn sâu hơn. Ông lão lặn xuống tận đáy biển rồi buộc một cái sọt hay hay một tấm lước vào neo. Bọn tôi phải lặn xuống và gỡ ra. Chưa gỡ được thì đừng ngoi lên, vì ngoi lên là bị ăn đòn ngay. Chúng tôi bị đòn nhừ tử. Nhiều đứa phải trốn đi vì không chịu nổi. Nhưng còn tôi thì trở thành thợ lặn giỏi nhất vùng và kiếm ăn được."

Bantasa mở một cửa hàng nhỏ ở Buenos Aires buôn bán ngọc trai, san hô, vỏ ốc và những hải sãn quý khác. Nhưng ở trên cạn hòai cũng buồn, do vậy thỉnh thỏang bác ta lại theo tàu đi mò ngọc trai. Các chủ tàu rất quý bác, vì không ai am hiểu vịnh La Plata, vùng ven bờ và những chỗ có nhiều ngọc trai như Bantasas. Còn nhóm thợ lặn thì kính nể vì tài năng của bác. Nhưng hơn thế nữa vì Bantasas biết cách làm vừa lòng mọi người.

Bantasas ngồi trên một cái thùng nhỏ và chậm rãi hút xì gà. Aùnh sáng của chiếc đèn treo trên cột buồm rọi vào mặt bác, một khuôn mặt dài, gân guốc, sống mũi thẳng, đôi mắt to và đẹp, khuôn mặt của người da đỏ bộ lạc Araucan. Mí mắt bác ta thiu thiu ngủ. Nhưng chỉ có con mắt là nhắm, còn đôi tai vẫn tỉnh táo. Gió đưa mùi trai thối từ bờ ra. Ngửi mùi này, người không quen rất dễ buồn nôn, nhưng Bantasas lại hít vào một cách khoan khóai. Đối với bác, mùi trai thối gợi lại những niềm vui của cuộc đời tự do phóng túng và những nỗi hiểm nguy ngòai biển cả. Bantasas vừa thiu thiu ngủ. Điếu xì gà vừa rơi khỏi tay, đầu bác ta gục xuống ngực.

Nhưng một tiếng vang từ biển khơi đập vào tai bác. Bantasas mở mắt. Hình như có tiếng tù và, sau đó lại có tiếng hú kéo dài và cao vút.

Những tiếng động này có một cái gì mới lạ lắm, bác chưa từng nghe bao giờ. Bantasas đứng dậy, bước ra mạn tàu và đưa mắt nhìn kỹ mặt biển. Không một bóng người và im lặng. Bantasas lấy chân đẩy một người thợ lặn đang nằm trên boong, khi anh này nhỏm dậy bác khẽ hỏi:

– Có nghe thấy tiếng hú không? Chắc là nó xuất hiện đấy!

– Tôi chẳng nghe thấy gì cả. – Người thợ quỳ gối lắng nghe và khẽ đáp lại.

Tiếng tù và và tiếng hú lại đột nhiên phá tan bầu không khí tĩnh mịch. Nghe tiếng đó, người thợ lặn bỗng sụp xuống.

– Đúng là nó rồi! – Anh nói với giọng run rẩy và hỏang sợ.

Đám thợ lặn đã tỉnh giấc. Họ lê tới chỗ có ánh đèn, dường như muốn tìm sự che chở trong những tia sáng vàng vọt của nó. Họ ngồi chen chúc nhau và lắng nghe với vẻ mặt căng thẳng. Tiếng tù và và tiếng người hú từ xa còn vọng lại một lần nữa, sau đó mất hẳn.

– Nó đấy…

– Con quỷ biển! – Họ thì thào.

– Chúng ta không thể ở lại đây được!

– Cá mập cũng không đáng sợ bằng.

– Gọi chủ tàu ra đây, anh em ơi!

Chủ tàu bứơc lên boong, vừa đi vừa ngáp và vuốt đám lông trên ngực. Hắn ở trần, trên người chỉ có một chiếc quần dài bằng vải thô, bao súng lục đeo trước chiếc thắt lưng da to bản. Juritas đi về phía đám thợ lặn. Aùnh đèn bão soi rõ bộ mặt màu đồng hung vì rám nắng, bộ tóc quăn và dày xõa xuống trán, lông mày đen, ria mép rậm, râu cằm ngắn đã đốm bạc của hắn.

– Chuyện gì mà ồn ào vậy?

Giọng nói bình tĩnh và điệu bộ tự tin của hắn làm cho đám thợ lặn yên tâm hơn. Họ định giành nhau nói, nhưng Bantasas đã bảo họ im lặng rồi trả lời Juritas:

– Chúng tôi nghe tiếng con quỷ biển.

– Thật khéo tưởng tượng! – Juritas nói với giọng còn ngái ngủ.

– Không phải tưởng tượng đâu! Tất cả chúng tôi đều nghe thấy tiếng hú và tiếng tù và! Đám thợ lặn kêu lên.

Bantasas lại ra hiệu cho họ im lặng rồi nói tiếp:

– Chính tôi cũng nghe. Chỉ có Con quỷ biển mới có thể thổi tù và như vậy. Người thường thì không ai thổi tù và và hú như thế đâu. Phải đi khỏi nơi này ngay ông ạ!

– Chuyện hoang đường!

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!