Sáng sớm hôm sau, Hàn Tiên dẫn Kiếm Vân đi về phía Thanh Nê sơn. Đến trưa, họ vượt quãng đường trăm dặm, vào đến chân núi.
Đã gần giữa tháng chạp, tiết trời lạnh thấu xương, tuyết phủ trắng những cánh rừng trên đỉnh núi. Thấy Hàn Tiên run rẩy, Kiếm Vân bảo gã trèo lên lưng rồi lướt nhanh. Theo sự chỉ dẫn của họ Hàn, một canh giờ sau, hai người có mặt trước cổng, sơn trang nằm trong khoảnh rừng thưa lưng chừng núi.
Hàn Tiên tuột xuống, bảo chàng đứng đợi rồi vào trước. Nửa khắc sau, gã và một lão nhân râu tóc bạc phơ bước ra, đứng trước hiên nhà.
Họ Hàn đưa tay vẫy, Kiếm Vân vội rảo bước đi vào, kính cẩn sụp xuống, thi đại lễ :
- Tiểu bối Liễu Kiếm Vân bái kiến phụ thúc tổ.
Lão xua tay bảo chàng đứng dậy, chăm chú quan sát rồi gật đầu cười khà khà :
- Khá thật! Mỹ chất lương tài trăm năm có một. Vân nhi vào trong uống với lão vài chén trà.
Căn khách sảnh bằng gỗ tuy không lớn nhưng thoáng đãng và thanh nhã. Cửa sổ mở toang mặc cho gió bấc thổi vào. Ngoài kia, lác đác đã có vài cây mai nở lớn, điểm xuyến cho vườn hoa phủ tuyết.
Giữa sảnh là một chiếc bàn gỗ đen bóng như mun và vài chiếc ghế. Tiểu đồng đã pha sẵn trà đem lên mời khách. Gã liếc Hàn Tiên cười bí ẩn.
Uống xong chén đầu, Nan Đề lão nhân nghiêm giọng bảo :
- Lão phu không có ý định thu truyền nhân, nhưng Hàn Tiên đã hết lời cầu khẩn, ta không thể chối từ. Tuy nhiên thành tựu thế nào tùy vào sự khổ luyện của ngươi.
Kiếm Vân vui mừng sụp xuống lạy đủ chín lạy :
- Sư phụ! Đồ nhi quyết không phụ lòng dạy bảo của ân sư.
Nan Đề lão nhân là thiên hạ đệ nhất kỳ nhân, thông minh tuyệt thế, kiến văn rộng rãi như biển. Võ công lão có phần hơn cả Võ Lâm Chí Tôn, nhưng vì nhạt đường danh lợi nên ẩn cư nơi núi thẳm, rừng sâu.
Lúc đầu, lão hơi ngần ngại khi nghe Hàn Tiên tán dương phẩm chất của Kiếm Vân. Nhưng chỉ sau một tháng, lão đã thực sự yêu thương gã đồ đệ trung hậu, chấc phác, dốc túi truyền nghề cho chàng.
Kiếm Vân đã có sáu thành Kim Quang thần công trong người, cộng thêm thiên bẩm võ học nên chàng tiến bộ rất nhanh, chỉ một năm đã lĩnh hội hết tinh túy võ công của sư phụ.
Tháng giêng năm sau, Nan Đề lão nhân bảo chàng :
- Bản lãnh người hiện nay đã đủ sức đương đầu với Đại Phi Ma Trường Xuân Ma Quân. Và với pho Vạn Lý Phần Hương, dù có bị quần ma vây đánh cũng chẳng thể cầm chân, ngươi có thể yên tâm hạ sơn báo cừu.
Nhưng phải nhớ câu:
"Minh thương dễ tránh, ám tiễn khó phòng", và cố đừng gây nhiều sát nghiệp.
Kiếm Vân nhất nhất vâng lời, cáo từ sư phụ xuống núi. Hàn Tiên đã bị Võ Lâm Chí Tôn gọi về từ tháng trước. Còn Kim Ưng mang thư về Nam Lĩnh vấn an dưỡng phụ, dưỡng mẫu chàng cũng đã nửa năm.
Sư phụ chàng có danh hiệu là Nan Đề lão nhân bởi lão chuyên giải phá những vấn đề khó khăn nhất trên đời, và cũng chuyên đặt ra những nan đề khiến người khác nhức đầu.
Lão đã dùng cách ấy để khai mở tâm trí Kiếm Vân, đào luyện chàng trở thành một người cơ trí tinh minh, mẫn tiệp, dù ở hoàn cảnh khó khăn nào cũng có cách giải quyết ổn thỏa.
Chàng không mang mặt nạ, tìm đến Phân đàn Võ Lâm bang ở Nghi Xuyên.
Phân đàn chủ là một nữ nhân tuổi tam tuần xinh đẹp, có danh hiệu Tiếu Diện Hồ Ly Thái Dung. Nàng mà nhị đệ tử của Đại Phi Ma.
Thái Dung thấy kim bài, biết chàng công tử anh tuấn này là nghĩa đệ của Cửu sư thúc Đại Lực Ma Quân, cung kính thưa :
- Cung bẩm Cổ nghĩa thúc, Cửu thúc đã về Tổng đàn Tín Dương đã nửa năm nay. Người có dạy rằng nếu nghĩa thúc đến phải hết lòng bồi tiếp.
Trời đã gần Ngọ nên Thái Dung cho bày tiểu yến chiêu đãi. Nàng có mỹ hiệu như vậy vì trên môi lúc nào cũng điểm nụ cười như hoa nở và cơ trí tinh minh tựa hồ ly.
Dù nhan sắc phi phàm nhưng tình duyên lận đận nên đến nay vẫn chưa gặp được tình quân.
Trong Võ Lâm bang có rất nhiều người si mê nàng nhưng đều không được đáp lại. Nay gặp Kiếm Vân tướng mạo anh tuấn, hiên ngang, đường chính, lại lộ vẻ trung hậu khiến Thái Dung xao xuyến lòng xuân.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!