Toàn quân đại thắng, trở về Tổng đàn võ lâm ở Tung Dương bày tiệc mừng công. Sau đó chia tay nhau trở lại cố hương.
Võ Lâm Chí Tôn đã dời Tổng đàn Thần Bí môn về Tung Dương, tiến hành xây dựng lại Tổng đàn võ lâm.
Đầu tháng năm, đoàn khâm sứ đến Lạc Dương tuyên đọc hai đạo thánh chỉ. Đạo thứ nhất ấn cử cho Cùng Gia bang được khôi phục tên cũ Cái bang. Đạo thứ hai tứ hôn Vĩnh Sương công chúa làm tam phu nhân của Liễu Kiếm Vân.
Chàng phải giao chức Bang chủ Cái bang cho người khác, rồi cùng gia quyến thượng kinh, cử hành hôn lễ vào ngày tám tháng sáu.
Khâm sứ đi khỏi, Cái bang lập tức có cuộc họp các trưởng lão và hộ pháp. Kiếm Vân nhìn hai chữ Cái bang bằng vàng trên bản sắc phong, buồn bã nói :
- Bổn tòa thực lòng chẳng muốn rời xa anh em Cái bang, nhưng chẳng thể làm trái thánh ý. Mong các vị lượng giải cho.
Dù không còn là Cái bang nữa, lòng nguyện sẽ gắn liền với họa phúc bổn bang.
Mọi người bùi ngùi nuối tiếc, cuối cùng tán thành để đại trưởng lão Truy Hồn Bổng Tư Mã Giao lên làm Bang chủ.
Đại Lực Cái cũng nhất quyết từ chức trưởng lão để theo Kiếm Vân. Lão đã kết duyên với Xuyên Vân Tiên Tử Lưu Trinh từ hai tháng trước.
Đầu tháng sáu, đoàn người của Phò mã được quan quân Hà Nam hộ tống về đến đế đô.
Bách tính trong thành được tin chàng hiệp sĩ họ Liễu trở thành Phò mã, họ vui mừng sơn phết nhà cửa, treo đèn kết hoa.
Chàng là người xuất thân từ dân dã, cùng tầng lớp với hàng trăm vạn người nghèo khổ, bình dân, nên họ coi chàng là người của mình, hết lòng yêu thương, ngưỡng mộ.
Vĩnh Sương công chúa đã tâu với Vĩnh Lịch nhận Nộ Nhĩ Thanh Hoa làm nghĩa nữ và cùng có mặt trong ngày hôn lễ.
Phủ đệ của Phò mã là dinh của Điện Tiền thái úy Quan Quý Hạ được sửa sang lại.
Đế đô mở hội hoa đăng ba ngày để mừng hôn lễ. Đêm động phòng, Vĩnh Sương thẹn thùng hỏi :
- Lòng thiếp đã hướng về Phò mã từ ngày đầu hội kiến. Chẳng hay chàng có hiểu cho chăng?
Kiếm Vân cười đáp :
- Ta là kẻ giang hồ áo vải, dù có lòng yêu mến nàng cũng đâu dám mơ tưởng đến.
Vĩnh Sương sung sướng liếc chàng say đắm, Kiếm Vân thầm khen nàng kiều diễm chẳng kém Phụng Hương và Thanh Hoa.
Ba tháng trôi qua, cảnh nhàn hạ và lễ nghi ràng buộc khiến Kiếm Vân nhớ giang hồ biết mấy. Phụng Hương, Thanh Hoa bàn với Vĩnh Sương :
- Công chúa, tướng công là người phóng dật, hào sảng, quen cảnh vẫy vùng. Nay nhốt chàng ở kinh đô có khác nào giam hãm một cách chim bằng. Gần đây chàng uống rượu rất nhiều. Công chúa hãy tấu cùng Thánh thượng cử chàng đi thần sát các tỉnh, chấn chỉnh triều cương.
Như vậy, mới khiến chàng hoan hỉ được.
Vĩnh Sương cũng hiểu lòng Kiếm Vân nên nghe lời họ, vào cung thưa với Minh Thần Tông, ngài vuốt râu phán :
- Thôi được!
Đối với một khách giang hồ như Phò mã, ba tháng ngồi không là cả một cực hình. Trẫm chuẩn tấu cho y được xuất kinh.
Sáng hôm sau, hoàng đế xuống chiếu, ban cho Phò mã cờ mao búa việt và lọng vàng, dẫn đoàn khâm sai đi thị sát thiên hạ.
Kiếm Vân mừng rỡ nhưng quỳ xuống tâu rằng :
- Khải tấu Thánh thượng, xa mã, võng lọng rầm rộ sẽ khiến bọn tham quan biết trước mà che giấu tội lỗi. Hạ thần và các huynh đệ âm thầm rời kinh mới mong hoàn thành vương mệnh.
Vĩnh Lịch chuẩn tấu tan chầu, chàng hân hoan về phủ bảo bọn Tô Tháo, Đồ Hạc, Thường Luyện chuẩn bị hành trang trở lại giang hồ.
Ba người này cũng đang rầu rĩ như mãnh hổ trong chuồng, được tin này rất phấn khởi. Tiệc tống hành được bày ra, đầu giờ Mùi, bốn người lên yên ngựa rời đế đô.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!