Chương 30: (Vô Đề)

Đệ nhị thập cửu chương

Ngoài cửa thành, các chư vị đại thần biết tin Việt Vương trở về đã sớm đứng chờ, người dẫn đầu là lão Thừa tướng Chương Đức Nguyên.

Sau khi Hoắc Phong đánh chiếm vào kinh thành liền đem toàn bộ sự vụ giao cho thủ hạ, còn mình dẫn theo Nguyễn Hình Thiên cùng Chương Hoài Thu đi Ngọc Thành Quan "Bắt người", từ chuyện bổ nhiệm quan viên, đến việc đăng cơ Hoắc phong đều không nhúng tay vào.

Nước không thể một ngày không vua, lại là thời điểm ban sơ của triều đại mới, nghe tin Việt Vương bình an trở về khiến các đại thần đang lo lắng chờ đợi đều thở phào một hơi. Chẳng qua, nghĩ tới mặc dù Việt Vương trở về nhưng lại dẫn theo một người, tâm tư của đa số mọi người đều phi thường phức tạp, càng nhiều là không hiểu.

Vương gia muốn báo ân, chỉ cần hạ một đạo thánh chỉ, vì sao lại muốn đích thân đi một chuyến Rất nhiều người cho rằng Vương gia tự mình đi xuất hành không phải vì Y Trọng Nhân, mà là vì hai hài tử, nếu suy nghĩ theo chiều hướng đó, bọn họ mới có thể lý giải phần nào.

Hoắc Phong không ngồi trong mã xa, mà đương cưỡi ngựa, trước ngực là Bánh Bao. Y Trọng Nhân cũng ngồi trên lưng ngựa, đang ôm Đậu Tử, Hoắc Vân Khai kỵ mã theo sau phụ vương.

Tiến vào cửa thành, Hoắc Phong ôm hài tử xuống ngựa, Y Trọng Nhân cũng leo xuống, Hoắc Vân Khai đón lấy Bánh Bao đang được phụ vương ôm.

"Mau đứng lên." Hoắc Phong nâng Chương Đức Nguyên dậy bằng cả hai tay, cảm kích mà nói: " Lão Thừa tướng đã vất vả rồi."

"Cựu thần cũng không giúp được nhiều, đều do chư vị đại nhân đồng tâm hiệp lực. Vương gia, ngài nên vào cung."

Nhập cung, trở thành tân chủ nhân của hoàng cung.

Hoắc Phong liếc mắt nhìn Y Trọng Nhân, rồi lên ngựa, tất cả mọi người cũng theo động tác của hắn mà đưa mắt nhìn Y Trọng Nhân. Người sau biểu tình vô sự gật đầu chào với Chương Đức Nguyên và Tạ Đan, trầm mặc lên ngựa.

"Tiến cung."

Một câu ra lệnh, chư vị đại thần theo sau Việt Vương nhập cung, mở ra một triều đại mới.

※※※

Ngoài dự kiến của rất nhiều người, lại trong dự kiến của một vài người, Hoắc Phong đem Y Trọng Nhân an trí trong cung, Bánh Bao cùng Đậu Tử cũng ở cùng một chỗ với y.

Sau khi Hoắc Phong vào cung liền vội đến không thấy bóng dáng đâu, so ra thì, Y Trọng Nhân sống ở "Ngưng Thần cung" cũng là vắng vẻ vô cùng.

"Ngưng Thần cung" nghe có vài phần rời xa trần thế, nhưng tất cả mọi người trong cung đều biết, nơi đó là lãnh cung. Việt vương đem Y Trọng Nhân an bài tại lãnh cung, hành động này không khỏi làm người ta nghiền ngẫm, nhưng tiểu nhi tử của Việt Vương cũng ở tại đây, chẳng ai đoán được những gì Việt Vương đang nghĩ, a không, phải là Hoàng Thượng mới đúng.

Ngày hôm sau, Việt Vương vừa mới trở về đã hạ chiếu chỉ. Nam Sở quốc sửa quốc hiệu là Việt, niên hiệu Khang Chính, vì là năm đầu Khang Chính, nên Việt Vương Hoắc Phong là Khang Chính đế. Tuy rằng Hoắc Phong thuộc nhánh chính của hoàng thất Nam Sở quốc, lại thay đổi triều đại, rõ ràng là cùng Nam Sở quốc phân rõ giới tuyến.

Một tháng sau, Hoắc Phong cử hành đại điển đăng cơ tại hoàng cung đã từng thuộc Nam Sở quốc. Ngay sau đó, ban hành các pháp lệnh, bao gồm cả nội thị trong cung không được hoá trang, không được tham gia vào chính sự, loại bỏ các chính sách quái dị dành cho thái giám của Nam Sở quốc, ngăn chặn hoạn quan chuyên quyền.

Cùng lúc tiến hành ban bố các pháp lệnh còn có phong thưởng cho những công thần có công.

Hoắc Phong nghe theo kiến nghị của Chương Đức Nguyên, phong Nguyễn Hình Thiên, Hạ Giáp, Hoàng Hãn cùng Hứa Bách Tài là Đại tướng quân, bốn người này vô cùng trung thành và tận tâm với hắn, lại là bộ hạ vào sinh ra tử, đáng để tín nhiệm, các võ tướng còn lại, thì dựa theo công trạng chia làm Võ Tướng quân, tướng quân cùng phó tướng.

Binh quyền chủ yếu do bốn vị Đại tướng quân nắm giữ, mà Hoắc Phong thân làm Hoàng đế nắm trong tay bốn bình phù gồm Chu Tước, Huyền Vũ, Thanh Long, Bạch Hổ, dùng để khống chế binh quyền của bốn vị Đại tướng quân. Mặt khác binh lực trên tay các tướng lãnh tổng cộng chiếm ba phần, do bốn vị Đại tướng quân giám sát.

Bản thân Hoắc Phong xuất thân là võ tướng, lại đem binh bình định thiên hạ, danh vọng trong quân cực cao. Việc bốn vị tướng quân tay nắm trọng binh mà lộng quyền có khả năng xảy ra rất thấp, bất quá vẫn nên đề phòng, dù sao cũng phải cân nhắc đến việc sau khi hắn chết Thái tử có thể trấn áp được các võ tướng này hay không. Kỳ thật Hoắc Phong cũng không quá lo lắng, hắn tin tưởng có người sẽ cân nhắc chu đáo hơn so với hắn.

Hoắc Phong nguyên bản muốn phong Chương Đức Nguyên là Thừa tướng, lại bị đối phương lấy lý do tuổi tác đã cao mà cự tuyệt, sau đó Hoắc Phong lại thỉnh Chương Đức Nguyên dạy dỗ Hoắc Vân Khai, lần này Chương Đức Nguyên không cự tuyệt.

Những lão nhân gia được Y Trọng Nhân cứu đều chọn rời khỏi triều đình. Hoắc Phong đương nhiên luyến tiếc bọn họ cứ vậy cáo lão hồi hương, sau khi thương lượng cùng bọn người Đường Niên, Hoắc Phong bổ nhiệm Tạ Đan làm phu tử của Bánh Bao cùng Đậu Tử, những người khác thì giảng dạy trong học viện kinh sư, hoặc tiến vào Hàn Lâm Viện.

Khác với lão nhân gia, hai người trẻ tuổi Chương Hoài Thu, Tạ Minh thì nhập triều, Hoắc Phong an bài bọn họ ở những chức vị quan trọng, triều đại mới đã định, đúng là thời điểm cần nhân tài.

Tạ Minh giữ chức Thừa tướng, Chương Hoài Thu là Đại thống lĩnh Ngự lâm quân, Cát Đệ nhậm chức Lại bộ Thượng thư, Đường Niên là Ngự Sử Đô Sát viện. Mỗi một vị đi theo Hoắc Phong đều được phong thưởng tương ứng, trừ bỏ Y Trọng Nhân.

※※※

Ngưng Thần cung nằm ở một vị trí hẻo lánh phía Đông Nam hoàng cung, Hoắc Phong phái người canh giữ bên ngoài Ngưng Thần cung, Y Trọng Nhân có thể tùy ý ra vào, nhưng không được phép ra khỏi cung, một khi y rời khỏi Ngưng Thần cung, thủ vệ nhất định sẽ đi theo y. Hoắc Phong còn cắc cử bảy tám thái giám hầu hạ cuộc sống hàng ngày của Y Trọng Nhân cùng hai hài tử, chi phí ăn mặc không có nửa điểm cắt xén.

Trừ bỏ vị trí có chút hẻo lánh thì mọi đãi ngộ của Y Trọng Nhân không giống như là bị "lạnh nhạt", nhưng thấy thế nào đi nữa cũng tựa như bị giam lỏng.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!