Vào đến khoang thuyền trưởng, Lê Khiêm vội vàng chắp tay vái.
-Bẩm thiếu chủ, Chế Thanh là cao thủ đi biển mà thần kiếm được. Năm xưa người của Chế Ma Nô Đà Nan đưa được hắn chạy ra Đông Kinh nuôi dạy mười mấy năm dưới thời Ngô thuộc. Hắn lớn lên bèn đem bộ hạ cũ xuống Tân Bình làm c·ướp biển, cốt là để xây dựng thế lực chờ dịp trả thù.
Chẳng mấy chốc dưới tay hắn có ba bốn chiếc thuyền lớn, hơn trăm tên bộ hạ, căn cứ trên đảo Bình Hải (đảo Cồn Cỏ). Chế Thanh mấy lần đánh c·ướp thương thuyền của ta, thần ba lần bốn lượt thiết kế mới lên đảo bắt sống được, tiếc rẻ một thân bản lĩnh của hắn nên tự ý chiêu nhập thương hội, còn xin thiếu chủ trách phạt.
Lê Ý khoát tay.
-Bỏ đi, một tên chó nhà có tang mà thôi, không gây hại lớn gì, chưa biết chừng bữa trước bữa sau lại có chỗ dùng.
Lý Vĩ gật đầu cho là đúng.
-Thiếu chủ nói phải lắm, người làm đại sự phải có tấm lòng dung chứa người trong thiên hạ, năm xưa Thái Tổ nhờ đâu mà thành được đại sự? Chẳng phải vì người bụng dạ khoan dung, không chấp lỗi lầm nhỏ, không màng hiềm khích quá khứ đó sao.
Ví như bọn ngụy quân ngụy quan là Cầm Bành, theo giặc Ngô chống cự với quân ta mấy tháng trời, thế mà y ra hàng, Thái Tổ vẫn bỏ qua lỗi lầm cũ, không mảy may x·âm p·hạm gia viên của y. Sau này Cầm Bành đương đêm đem người bỏ chạy, Thái Tổ bất đắc dĩ phải g·iết để làm gương.
Vì đức độ như thế nên quần hùng khắp thiên hạ không ai không theo về, nghĩa quân cả nước không ai không hướng tới. Ngược lại như Giản Định nhà Hậu Trần, tính cách đa nghi, khí độ nhỏ hẹp. Dù có được bọn lương thần như Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân cũng phải chịu cảnh diệt vong mà thôi.
Lê Ý cười trừ lắc đầu.
-Chú Vĩ nói quá rồi, không đến mức như thế, chẳng qua là làm việc không nên xét nét kỹ càng quá. Cứ tỵ hiềm người ta có khuyết điểm này, tâm tư kia thì đào đâu ra người để dùng, gia thần nhà ta cũng chỉ có bảy tám hộ như vậy.
Nhoáng một cái đã đến giờ cơm trưa, Lê Ý cùng với Lê Khiêm, Lý Vĩ ngồi trên bàn thuyền trưởng, thức ăn so với thuyền viên phong phú hơn nhiều. Không phải vì trên thuyền không đủ thức ăn dự trữ, càng không phải Lê Ý không muốn tạo dựng mối quan hệ với thuyền viên.
Chẳng qua là với điều kiện đặc thù trên biển phải theo từng tiểu tiết nhỏ mỗi ngày mà tạo ra phản xạ thần phục vô điều kiện của thuyền viên với thuyền trưởng.
Yêu cầu căn bản của thuyền viễn dương, kể cả thương thuyền hay chiến thuyền là những lúc thuyền gặp nguy cơ sống còn, đám thuyền viên phải không do dự chút nào mà tuân theo mệnh lệnh của thuyền trưởng.
Kể cả những khi thuyền lâm vào bão táp hay tác chiến, mệnh lệnh thuyền trưởng đưa ra cho thuyền viên phần c·hết lớn hơn phần sống cũng không được phép có chút nào do dự.
Dưới bàn thuyền trưởng là hai chiếc bàn dài, cả bàn và ghế đều được đóng c·hết xuống boong tàu. Không chỉ bàn ghế ăn, tất cả những thứ có thể di động đều được đóng c·hết hoặc buộc chặt cố định. Bây giờ bàn ghế hẵng còn một số góc nhọn, nhưng giờ này ngày mai hẳn là sẽ được gọt thành viền cong hết.
Nói đùa cái gì, ra biểm gặp bão lớn mà xô người vào mấy cái góc bàn này chỉ có trời cứu.
Từng tên thuyền viên xếp thành hàng bê khay ăn đến ô cửa phòng bếp, từ lâu người trong thương hội đã quen với cách xếp hàng lĩnh cơm này. Đầu bếp thuần thục chất vào khay ăn một muôi cơm lớn, một món rau, một món mặn cùng một ít dưa chua, cuối cùng là nửa quả chanh.
Đi biển dài ngày không có thứ này sẽ bị bại huyết hàng loạt, đến lúc đó thì quỷ thần khó cứu. Đám thủy thủ quen thuộc vắt chanh vào món rau xào rồi cắm đầu ăn, ăn xong bỏ vỏ nửa quả chanh vào mồm nhai nhóp nhép, vị hơi ngang nhưng mùi rất thơm.....
Thuyền buồm tụ tập ngày một nhiều, khu vực riêng cho thuyền của thương hội Vĩnh Xương ở mé đông bắc cảng Nghi Sơn đã chi chít cánh buồm, mấy ngày nay bốc vác tất bật đem hàng xuống chất đầy từng thuyền, đến giờ này thuyền nào thuyền nấy đầy ắp hàng hóa.
Riêng hai chiếc Định Hải đang hối hả lắp đại pháo lên thuyền, mỗi bên mạn thuyền trang bị mười sáu khẩu đại pháo, hai bên mạn tổng cộng ba mươi hai khẩu, thượng tầng trước sau đều có năm khẩu nữa, hết thảy là bốn mươi hai khẩu đại pháo.
Đây đương nhiên là cấu hình đi buôn, chỉ trang bị pháo cho một tầng boong, tầng còn lại dùng để chứa hàng. Ở cấu hình tác chiến, toàn bộ hai tầng boong lẫn thượng tầng đều chứa đầy pháo, số đại pháo trang bị cho thuyền có thể dễ dàng tăng lên gần gấp đôi, nghĩa là bảy mươi tư khẩu trên mỗi thuyền.
Ngày hôm kia Lê Khôi đã sai ngựa chạy trạm báo cho Lê Ý biết, đầu tháng bảy này Lê Khuyển sẽ vào đến Tây Kinh, điểm quân ở đại doanh An Tôn, cuối tháng bảy Lê Khuyển sẽ đem hơn một vạn hai ngàn quân Thanh Nghệ vào đóng giữ ở phủ Hà Hoa (nay là Kỳ Anh, Hà Tĩnh) từ đây vào đến phủ Triệu Phong (nay là Thừa Thiên
- Huế) chưa tới sáu trăm dặm.
Nếu người Chiêm bí quá làm liều ở Thuận Hóa thì chỉ cần độ mười đến mười hai ngày là quân của Lê Khuyển có thể đến nơi.
Tính cả thời gian ngựa chạy trạm báo tin, triệu tập thuyền bè, phu phen nữa thì từ khi có biến đến lúc Lê Khuyển đem quân vào Triệu Phong hẳn là không dài hơn một tháng.
Đừng xem thường một tháng là chậm, các cuộc c·hiến t·ranh thời đại này thường có tốc độ diễn tiến khá khoan thai. Trong lịch sử, tháng bốn năm Thái Hòa thứ ba (1445) người Chiêm sang đánh c·ướp Hóa Châu, mãi đến tháng sáu năm ấy triều đình Đông Kinh mới phát binh cứu viện.
Thời gian phản ứng một tháng hiện tại đã coi là cực kỳ thần tốc, người Chiêm hẳn là sẽ bất ngờ lắm.
Lại nói, theo ý Lê Khôi, người Chiêm muốn đánh phá Hóa Châu thì trước hết phải tu bổ xong hai thành Cổ Lũy cùng Chiêm Động. Xây đắp hai thành này có nhanh thì cũng phải tháng giêng năm sau mới xong.
Đến lúc đó, ắt là chúng sẽ chờ gió mùa tây nam nổi lên mới giong buồm ra biển, tức là sớm nhất cũng phải tháng tư, tháng năm năm sau người Chiêm mới động binh.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!