Chương 46: Kính Sợ

Thấy Lê Ý tỏ vẻ kiêng kỵ, Lê Khiêm hơi rụt đầu, khẽ nói.

- Thiếu chủ an tâm, hôm đó thuyền Định Hải ghé căn cứ của ta ở Xương Hóa đương lúc có bão lớn, tuyệt đối không có ngư thuyền hay thương thuyền nào lảng vảng ở gần.

Lê Ý vẻ mặt trêu tức rên ư ử.

- Hừ hừ ... tốt nhất mi nên cầu trời khẩn phật phù hộ cho căn cứ của ta ở đó không bị ảnh hưởng gì, nếu không... Mà tại sao mi lại rửng mỡ chạy ra đó vậy, hết trò nghịch nghu rồi à?

Lê Khiêm thấy vẻ mặt

"hôm nay ta muốn gây sự" của Lê Ý hơi cụp mắt xuống chống chế.

-Hồi thiếu chủ, thử sức chịu mưa gió chính là hạng mục kiểm tra quan trọng trước khi nghiệm thu. Hôm đó thần cố canh ngày có ráng mỡ gà, nghĩa là ngày sắp có mưa to gió lớn đem thuyền ra biển, định đi một vòng quanh vịnh Bắc Bộ rồi về.

Ai ngờ đến gần Quỳnh đảo (đảo Hải Nam) thì gặp bão lớn quá, không còn cách nào khác phải đưa thuyền vào bến cảng của ta ở Xương Hóa trú ẩn.

Lê Ý nghe đến đấy cầm vỏ kiếm vừa đánh Lê Khiêm vừa chửi.

-Bố tiên sư, đám lão gia thần nhà ta sao lại dạy ra thằng đần vô trách nhiệm như mi. Là người đi biển mà không có chút kính sợ nào đối với tạo hóa, coi thịnh nộ của thiên nhiên là trò tiêu khiển.

Con mẹ nó, mi tìm c·hết một mình thì cũng thôi đi, lại còn đòi mang theo tính mạng năm sáu chục thủy thủ bảo bối của nhà ta. Aaa ... tức c·hết ta mất, sao họ Lê ta lại vô phúc có đứa gia thần như mi.

Hôm nay ta phải chém c·hết mi, đồ khốn kiếp, dám đem tính mạng bộ hạ ra làm trò đùa ... mi đứng lại cho ta, aaa ...

Lê Khiêm ra sức thanh minh.

-Thiếu chủ, thần chỉ là theo quy trình mà làm việc thôi. Lại nói, đây là lệnh của bác Điền bàn giao cho thần, bác ấy nói thuyền to đẹp đến mấy, lý thuyết tốt như thế nào mà chưa thử qua mưa dó cũng chỉ là hổ giấy.

Lê Ý nghe thấy Lê Khiêm bao biện bèn quay sang nhìn Lý Vĩ. Thấy Lý Vĩ gật đầu ra hiệu Lê Khiêm không nói phét nó liền ngoái cổ lại nhìn hai con tàu lớn đang neo đậu trong cảng của xưởng đóng tàu Nghi Sơn đăm chiêu đánh giá.

Tính cả chi phí công thợ, nhà xưởng lẫn vật liệu thì đóng mới mỗi chiếc Định Hải tốn chừng trên dưới ba ngàn lượng bạc, chưa kể đám thủy thủ dày dặn kinh nghiệm vô giá. (1)

Hai con tàu kia không chỉ là tàu đi biển mà còn là sáu, bảy lượng bạc cùng hai thủy thủ đoàn cốt cán của thương hội Vĩnh Xương. Nhẩm tính giá trị hai con tàu xong, Lê Ý bèn gia tốc lùa Lê Khiêm, tay rút kiếm toan chém.

Lê Khiêm người lớn chân dài chạy đàng trước, Lê Ý chân ngắn cầm kiếm hùng hổ lùa đàng sau khắp cả bến tàu, Lý Vĩ cười khành khạch đứng nhìn bọn trẻ

"vun đắp tình cảm chủ tớ" với nhau.

Mới được vài chục vòng Lê Ý không nhích nổi chân nữa, sáng nay ngủ dậy muộn chỉ lùa vội bát cháo trai, chạy được một lúc hai chân mỏi nhừ, không nghe lệnh bộ não nữa, ngồi huỵch xuống bên cạnh Lý Vĩ.

Lê Khiêm mon mem lại gần chắp tay phục tùng đứng sau lưng hai chủ tớ, mắt vẫn không rời khỏi bàn tay đang vuốt ve thanh kiếm thép Ấn Độ của Lê Ý. Loại kiếm này tóc thổi qua là đứt lại chém sắt như chém bùn, lỡ may thiếu chủ nghịch dại thì mình một mệnh ô hô ai tai.

Nom thấy bọn chúng không náo loạn nữa, Lý Vĩ ngồi dựa vào cột neo tàu từ tốn nói.

-Thiếu chủ, thuyền làm ra thì phải thử sóng gió, không thể ỷ y vào bản vẽ kỹ thuật rồi vuốt đuôi khen hay được. Chẳng phải thiếu chủ cũng nói người học mà không hành có khác khác gì xây lâu đài trên cát đó sao.

Lại nói, đám thủy thủ này thương hội Vĩnh Xương trả lương cao cho chúng không phải để về làm lão tổ tông thờ phụng. Chúng ta cẩn tuân chỉ lệnh của thiếu chủ, tất cả kinh nghiệm đi biển của chúng đều phải được tổng hợp thành sách lưu truyền nội bộ.

Thủy thủ giàu kinh nghiệm cũng thay phiên nhau lên lớp truyền dạy kinh nghiệm cho lớp chim non.

Ước chừng Lê Ý đã bình tĩnh trở lại, Lê Khiêm ngồi xuống phía sau nó và Lý Vĩ, tát nước theo Lý Vĩ mà trình bày.

-Từ sau khi thiếu chủ từ Đại Hòa về mang theo cả vạn cân thép thì chư vị lão gia đã nói kể cả các vị ấy ngày ăn một bữa, cách tuần mới được ăn thịt cũng phải đảm bảo ưu thế hàng hải của thương hội chúng ta.

Có thể nói sau bốn năm năm đầu tư khổ cực đã qua, từ hơn một năm trở lại đây hạm đội của thương hội Vĩnh Xương nhận được kinh phí đã bành trướng gấp hai. Nhờ đó, hạm đội đã không thiếu thủy thủ thay thế.

Đừng nói là tổn thất năm sáu chục tên thủy thủ trên tàu Định Hải này, kể cả gấp năm gấp mười chúng ta cũng có thể chậm rãi khôi phục.

Lê Ý hơi có vẻ ngạc nhiên, từ sau chuyến đi Đại Hòa lần trước, đã mười lăm tháng nó không can thiệp sâu vào hạm đội của thương hội. Đúng là nó biết thương hội đầu tư rất lớn cho hạm đội, chỉ là không ngờ quay đi nhìn lại mới chưa đến hai năm đã có thành quả to lớn như thế.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!