Chương 40: Trẻ Con Chơi Dao

Bắc kinh hay Yên Kinh là một toà thành có lịch sử hơn hai ngàn năm, từ những năm 600 trước công nguyên nơi đây đã có Kế thành. Sau này Bang Chu diệt Ân Thương, con trai Cơ Phát là Chu Thành Vương

- Cơ Tụng phân phong tông nhân là Thiệu công

- Cơ Thích đất này kiến địa, gọi là đất Yên.

Cơ Thích bèn sai con là Cơ Khắc đến Kế thành, từ đó đổi Kế thành làm Yên Kinh.

Trải qua hơn ngàn năm bãi bể nương dâu, đến năm Vĩnh Lạc thứ 21 thời Minh Thành Tổ

- Chu Đệ, thành Thuận Thiên chính thức được đổi tên là thành Bắc Kinh, là một trong hai kinh của nhà Minh.

Đương nhiên là người Minh sẽ ra rả cái gì mà

"Thiên tử thủ quốc môn"

"đặt kinh đô ở gần mối đe doạ lớn để nhắc nhở quân vương không quên võ đức" các thứ.

Lần đầu tiên nghe người Minh thuyết trình về sự vĩ đại trong tầm nhìn của Chu Đệ, Lê Ý chỉ nhếch mép cười khinh miệt.

Chu Đệ chẳng qua là không có căn cơ vững chắc ở Nam Kinh nên phải xây kinh đô mới ở đất Yên mà thôi, nói thẳng ra thì xấu hổ lắm hay sao mà phải sơn son th·iếp vàng lên mặt Chu lão tứ như thế.

Ngay cả đám đại nho nước Minh bọn mi cũng chả thèm giấu diếm gì mà gọi cái thành đấy là Yên Kinh chứ có thèm gọi là Minh Kinh đâu.

Khen Chu Đệ dời đô lên Bắc Kinh có khác gì khen Lý Thái Tổ

- Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long, cái toà thành mỗi năm một trăm tám mươi lần lụt ấy mà cũng bịt mũi khen là

"thế đất cao mà khô ráo"

"chính giữa nam bắc đông tây" các thứ … đúng là trò cười thiên niên kỷ.

Chuyện lụt ở Thăng Long không cần nói nhiều, còn chính giữa nam bắc đông tây là ngữ gì khi mà Thăng Long thực tế không đủ sức kiểm soát hai xứ Thanh Nghệ. Phải biết hai xứ này còn rộng lớn hơn kinh lộ lại dung dưỡng đến một phần ba dân số Đại Việt.

Cố đô Hoa Lư thì sao?

Là một phần của xứ Sơn Nam, vậy nên nó thừa sức để vừa kiểm soát thuế phú Sơn Nam vừa kiểm soát kiêu binh hai xứ Thanh, Nghệ.

Sơn Nam là khu vực các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hưng Yên ngày nay, từ xưa đã là khu vực giàu có và đông đúc nhất nước.

Đến giữa thời Lê Sơ, số làng xã ở Sơn Nam vẫn gấp đôi Kinh Bắc, thuế phú nuôi quân của triều đình đều dựa vào xứ Sơn Nam cả.(1)

Còn hai xứ Thanh, Nghệ từ xưa là đất dụng binh, từ Dương Diên Nghệ, Ngô Quyền, Lê Hoàn đều cầm quân Thanh Nghệ mà dẹp yên được thiên hạ.

Có thể nói, gạo Sơn Nam, quân Thanh Nghệ là hai tài nguyên quan trọng nhất của Đại Việt từ thuở lập quốc đến hết thời Lê Trung Hưng. Vậy Lý Công Uẩn có vấn đề về tư duy hay sao lại từ bỏ quyền kiểm soát Thanh Nghệ?

Đương nhiên là không.

Suy cho cùng, cũng giống như Chu Đệ dời đô từ Nam Kinh ở đất Ngô về Bắc Kinh ở đất Yên, Lý Công Uẩn cũng chọn dời đô về Thăng Long vì nơi này rất gần đất thang mộc của họ Lý là xứ Kinh Bắc.

Đóng đô ở Thăng Long có thể kéo dãn khoảng cách của trung tâm quyền lực ở trung ương với các thế lực quân phiệt Thanh, Nghệ như họ Ngô, họ Dương, họ Lê v.v. Các gia tộc này không có nhiều sức ảnh hưởng ở Thăng Long, qua đó đảm bảo ổn định cho vương triều của họ Lý.

Lại lạm bàn rồi, quay lại vấn đề cái hại của Yên Kinh, có người nói

"nếu không phải Chu Đệ dời đô lên phía Bắc thì chưa chắc Đại Minh đã mất sớm như thế" Lê Ý cũng cho là phải.

Cái kinh đô dúi vào một góc như thế b·ị đ·ánh hạ trong khi hơn nửa giang sơn Đại Minh vẫn còn an ổn, đúng là bách nhục. Đám Nam Minh sau này dựa vào một cái triều đình không ổn định vẫn đánh tay đôi với Mãn Thanh đến gần hai mươi năm.

Nói thế là đủ hiểu kể cả mất miền bắc quốc lực nhà Minh vẫn còn mạnh đến mức nào.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!