Tối nay Lê Ý muốn đãi bà Vân với cái Điềm món cháo cá, lần trước nó cũng thử nấu cho ông già nó ăn nhưng nồi cháo tanh ngòm, thế mà Lê Khôi vẫn ăn hết.
Nó vừa mổ con cá chép, đang loay hoay chưa biết xử lý thế nào thì nghe tiếng Lê Điền ở phía sau.
- Làm cá muốn tẩy hết mùi tanh có ba yếu quyết không được bỏ. Đầu tiên là khi mổ cá phải làm thật sạch mang cá, bụng cá, khéo léo lấy được mật cá mà không để bị vỡ.
Vừa nói vừa ngồi xuống giành lấy con dao trong tay Lê Ý, Lê Điền đi một đường rõ dài từ vết mổ của Lê Ý rồi đưa tay vào móc nhẹ cả bộ đồ lòng của con cá ra. Dùng ba ngón tay tách bộ đồ lòng chỉ vào mật cá xanh rì. Đoạn lão lại dùng dao cạo thật sạch bên trong bụng cá.
- Móc được bộ lòng cá ra rồi vẫn phải cạo sạch màng đen, lấy được hết máu trên xương sống cá càng tốt. Kế tiếp phải rửa cho thật sạch, dùng nước vo gạo hoặc giấm, chanh, rượu đều được.
Nói rồi đứng dậy ra vườn ngắt chanh, thứ chanh ở thời đại này vừa nhỏ vừa ít nước, vắt kiệt cũng chả được bao nhiêu, vậy nên Lê Điền lấy liền bốn năm quả vắt hết lên con cá rồi lấy vỏ xoa xoa, bóp chanh sạch sẽ rồi thả vào chậu nước xả lại một lần.
Xong xuôi Lê Điền treo con cá chép lên cái móc rồi lấy xà phòng, ngồi dưới vòi nước chảy vừa rửa tay vừa nói.
- Cuối cùng là làm săn cá, nên nướng qua cho thơm hoặc cá sống phải thả vào nồi lúc nước đã sôi, nếu không kể cả sơ chế kỹ đến mấy vẫn còn mùi tanh, không ai ăn được đâu. Gia chủ trước kia còn ra tay đánh cả đầu bếp vì tội nấu cá bằng nước lạnh đấy.
Lê Ý cười xấu hổ, nhớ lại nét mặt Lê Khôi vừa ghét bỏ vừa ăn từng miếng cháo cá bữa trước, giờ mới biết cũng chả phải lão tiếc rẻ gì mà chỉ đơn giản đó là lần đầu nó nấu ăn cho lão, lão không đành lòng đổ đi, thế thôi.
Sượng sùng tìm cách đổi chủ đề, nó hỏi Lê Điền.
- Từ đầu năm tới nay đám bạn tốt ở Đại Minh cắn trộm chúng ta liên hồi. Quảng Đông Bố chính sứ ty đang o ép hàng của ta ngặt nghèo, mười sáu chuyến hàng có tới bảy chuyến không cho nhập cảng, hàng ở Ngọc Sơn đã sắp đầy kho mà chưa chuyển đi được, chú cho là thế nào?
Trung thực mà nói, chuyện bị o ép khi mở thương điếm ở nước ngoài chả có gì to tát, nhưng cái ác ôn của thị trường nhà Minh so với các nước khác là nhà Minh có hẳn một chính sách để quan lại có thể đường đường chính chính chèn ép thương buôn – Hải cấm.
Hải cấm hay Dương cấm là một trong những quốc sách căn bản của nhà Minh. Từ niên hiệu Hồng Vũ đến niên hiệu Long Khánh (1368-1572) điều luật này được thực hiện suốt 200 năm, từ nam chí bắc hơn một nửa Đại Minh.
Tuy nhiên, khác với nhiều hình dung về một chính sách bế quan toả cảng tuyệt đối như những năm đầu nhà Thanh, chính sách hải cấm vào thời Minh là một hình thức đóng cửa không nhất quán.
Từ các tài liệu còn sót lại cho thấy, lệnh cấm biển ở từng thời kỳ không chỉ có tiêu chuẩn khác nhau mà đối tượng áp dụng cũng là hoàn toàn riêng biệt.
Khởi nguyên từ thời Hồng Vũ đến thời Vĩnh Lạc (1368-1424) chính sách hải cấm của nhà Minh là tuyệt đối và toàn diện.
Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, cụ thể là từ thời Tuyên Đức (1425 trở đi) triều đình đã bắt đầu đánh thuế thuyền đi biển, nghĩa là chính sách này đã trở thành một lệnh cấm có chọn lọc.
Lệnh hải cấm chọn lọc thực thi khác nhau đối với từng khu vực. Nhà Minh xác định đến từng cảng, từng hải vực, từng hải trình (như Đông Dương, Nam Dương) từng quốc gia (như hải cấm Đông Doanh).
Không những thế, từng đối tượng thực thi lệnh hải cấm ở trên còn bị chia thành các thành phần khác nhau như thương nhân Đại Minh, Hồng mao di Oa nhân v.v. Thậm chí kỹ càng hơn, có nơi còn xác định cụ thể đến từng thương nhân, từng con thuyền.
Những khu vực và đối tượng được sự cho phép của triều đình đương nhiên là có thể buôn bán thoả mái, miễn là thương thuyền đăng ký và đóng thuế đầy đủ cho quan phủ.
Vậy nên, trong phần lớn thời gian tồn tại của lệnh hải cấm nhà Minh thực tế chỉ ra lệnh cấm với những thực thể chưa nhận được giấy phép và đóng thuế cho triều đình.
Giả dụ như ra biển ở hải cảng chưa được cấp phép, ra biển bằng tàu không đúng quy chế hoặc thương buôn nước ngoài chưa được chấp thuận đến buôn bán ở các cảng của nhà Minh.
Quay lại vấn đề của Lê Ý, đương nhiên là thương hội Vĩnh Xương đăng ký và khai báo thuế đàng hoàng, ít nhất là hàng giao ở các cảng chính thức đều như thế.
Tuy nhiên, từ cuối năm ngoái đến nay, ở Bố chính sứ ty Quảng Đông bắt đầu có một số quan lại công kích thuyền buôn của thương hội.
Thằng ngu cũng biết những kẻ đứng sau lưng đám quan lại kia là ai. Phải biết thương hội Vĩnh Xương đã đang hợp tác độc quyền với một số hiệu buôn, những kẻ còn lại không đỏ mắt mới là lạ.
Đơn cử như thương hội đang bỏ sỷ rượu gạo chưng cất loại vò mười cân với giá từ 0.6 đến 0.7 lượng bạc mà thôi.
Một vò mười cân có thể chia thành ít nhất ba mươi bình, ở Quảng Đông giá một bình rượu đầu nậu giao cho quán rượu là năm mươi văn. Năm mươi văn mỗi bình có nghĩa là ba mươi bình thu về ít nhất một lượng rưỡi.
Nói đơn giản hơn, chỉ từ bến tàu đến quán rượu đối tác của Lê Ý đã lãi ít nhất hai lần số vốn bỏ ra.
Đó mới chỉ là rượu trắng
- mặt hàng đang phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ như hoàng tửu, liêu tửu, hoài khúc, hồng khúc v.v.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!