Chương 44: Năm 2002 - 2003 (12)

Một ngày trước khi ra viện, Khang Kiều gặp Hàn Tông.

Hàn Tông là kiểu đàn ông sẽ cắt tóc định kỳ, luôn cạo râu sạch sẽ, khi mặc vest tuyệt đối không đi giày thể thao. Nhưng một Hàn Tông đứng trước mặt Khang Kiều sáng hôm ấy lại cực kỳ khác thường. Trông anh ấy giống một con nghiện cờ bạc ở lỳ trong sòng bạc mấy hôm rồi lén về nhà ăn trộm hết của nả, râu ria lởm chởm mấy hôm rồi không cạo, áo sơ mi nhàu như dưa muối.

Vài tháng trước, chuyến bay từ Singapore tới Brunei vì thời tiết đã rơi xuống Thái Bình Dương. Một tháng sau, Chính phủ hai nước cùng đưa ra phát ngôn chính thức: 74 hành khách có mặt trên chuyến bay ấy không một ai sống sót trở về.

Trong số 74 nạn nhân xấu số có một cô gái trẻ sắp đính hôn cùng bạn trai mình, tên của cô gái ấy là Kim Bảo Như.

Gia đình Hàn Tông theo nghiệp Logistics, sau khi tốt nghiệp anh ấy được sắp xếp tiếp quản việc kinh doanh của gia đình tại Brunei. Sau khi hoàn thành sự nghiệp học hành tại Singapore, Kim Bảo Như quyết định theo Hàn Tông tới Brunei phát triển. Ngay cả nghi lễ cầu hôn họ cũng đã làm xong, chỉ còn thiếu một bữa tiệc đính hôn nữa mà thôi. Nó được sắp xếp vào ngày Chủ Nhật, còn tai nạn xảy ra vào ngày thứ Sáu.

Khi Khang Kiều nhìn thấy tên của Kim Bảo Như trong danh sách các nạn nhân xấu số, cô từng thử liên lạc với Hàn Tông, nhưng mấy lần gọi máy của anh ấy đều trong tình trạng khóa.

Rõ ràng là Hàn Tông hiện giờ vẫn đang chìm trong đau khổ. Thế nên Khang Kiều càng không biết dùng những lời nào để an ủi anh ấy.

Hàn Tông và Kim Bảo Như quen nhau từ năm mười một tuổi, mười bảy tuổi xác định quan hệ yêu đương. Từ lâu họ đã coi nhau là một nửa định mệnh của mình trong cuộc đời này.

Giỏ hoa quả mang đến được đặt một bên, sau những lời thăm hỏi ngắn gọn, Hàn Tông không nói gì nữa. Anh ấy cứ đờ đẫn đứng nhìn chân cô, thế là Khang Kiều lên tiếng: "Trông nó giống một củ cà rốt khổng lồ đúng không, còn là loại cà rốt trắng bị hỏng nữa chứ".

Câu nói này vụng về cỡ nào Khang Kiều hiểu, nhưng Hàn Tông vẫn miễn cưỡng nở nụ cười. Anh ấy như tỉnh lại khỏi một giấc mơ nào đó rất dài: "Có cần anh rót cho em cốc nước không?".

Khang Kiều gật đầu.

Hàn Tông không rót được nước cho cô, ngược lại làm chiếc cốc vỡ tan tành.

Chuyện buổi sáng hôm đó khiến Khang Kiều ấn tượng sâu sắc. Đó là lần đầu tiên cô bắt gặp một người đàn ông khóc chảy cả nước mắt nước mũi. Chiếc cốc rơi xuống đất kia như phá hủy phòng tuyến cuối cùng của Hàn Tông trong chốc lát. Anh ấy vùi mặt lên chiếc chăn mỏng trên người Khang Kiều, nói một câu bằng thanh âm rất nhẫn nhịn: "Đến bây giờ anh vẫn chưa thể chấp nhận sự thật cô ấy đã rời xa anh, không thể chấp nhận nổi...".

Cả thế giới này đều nói với ta người ấy không còn nữa, duy chỉ có mình ta không tin, không muốn tin. Cảm giác này Khang Kiều đã hiểu từ năm mười hai tuổi.

Cuối cùng, Khang Kiều nói một câu mà rất nhiều người lựa chọn: "Nhưng cô ấy đã thật sự rời xa anh rồi, sau này không bao giờ xuất hiện nữa".

Trước khi rời khỏi phòng bệnh, Hàn Tông cúi nhìn chiếc sơ mi nhàu nhĩ của mình, đó là món quà Kim Bảo Như tặng anh ấy ngày sinh nhật.

Chỉ tay vào nó, Khang Kiều nói: "Chỉ cần là qua là hết, nó vẫn là chiếc sơ mi ấy".

Hàn Tông nhìn sâu vào mắt cô mỉm cười, nụ cười này không còn khiên cưỡng nữa: "Thật ra, Khang Kiều ạ, em không ngốc chút nào, có lẽ em còn rất thông minh nữa".

Phàm là những người có quan hệ với nhà họ Hoắc, ít nhiều đều biết cô con gái riêng mà "Nghê tiểu thư" dẫn về không giống tính cách bà một chút nào, không tinh ranh được như mẹ mình.

Khang Kiều ra viện vào cuối trung tuần tháng sáu, cách thứ Tư ấy chỉ hơn một tháng, mà chuyện xảy ra vào thứ Tư ấy đã khiến Khang Kiều bỏ lỡ mấy kỳ thi cuối kỳ.

Sau khi ra viện, Khang Kiều bận rộn học bù và luyện tập phục hồi khả năng đi lại. Khi cô thi xong, khi chân cô đã hồi phục tới mức không cần phải chống nạng nữa thì đã là tháng bảy, kỳ nghỉ hè dài đằng đẵng đã bắt đầu.

Đầu tháng bảy, vào một buồi chiều rảnh rang, Khang Kiều nhìn thấy một cảnh thế này: Trong ngôi đình bốn góc màu trắng kiểu Ả Rập, Hoắc Liên Ngao đang ngồi còn Chu Tùng An đang đứng. Chu Tùng An cầm thước trong tay, đánh từng cái từng cái một xuống cuốn sách đặt trước mặt Hoắc Liên Ngao. Lúc này Khang Kiều mới chợt nhớ ra việc Chu Tùng An sẽ bổ túc tiếng Trung cho Hoắc Liên Ngao.

Từ xa nhìn lại thì Chu Tùng An đang chiếm thế thượng phong. Khang Kiều có phần tò mò, rốt cuộc Chu Tùng An đã dùng cách gì để có thể khiến một cậu chủ Liên Ngao khó tính như vậy ngoan ngoãn ngồi đó nghe anh ấy giảng bài?

Chính lòng hiếu kỳ đó đã khiến Khang Kiều bước từng bước lại gần ngôi đình. Cô chỉ định đi qua nhìn một chút. Cô nhẹ nhàng giẫm lên cỏ, không để phát ra bất kỳ âm thanh nào, mượn thảm thực vật tràn ngập một góc đình để che giấu mình.

Trong ngôi đình bốn góc còn có người làm mặc đồng phục. Người đó có lẽ chịu trách nhiệm thắp hương và trà nước. Trong đình thứ gì cũng có, bầu không khí không khác gì cảnh các A ca, Thái tử đi học thời xưa.

Khang Kiều rất nhanh giải đáp được khúc mắc của mình. Có lẽ anh đang kiêng dè màn hình điện tử treo ngay giữa đình, ông nội của Hoắc Liên Ngao đang giám sát anh qua màn hình ấy.

Nếu nói vẫn còn người trị được Hoắc Liên Ngao, vậy thì phải nhắc tới tên ông nội của anh. Cụ Hoắc là người rất nghiêm khắc, thưởng phạt phân minh. Sự uy nghiêm bẩm sinh ấy khiến từ khi sinh ra Hoắc Liên Ngao đã rất sợ ông nội, tình trạng từ nhỏ duy trì tới tận bây giờ.

Hoắc Liên Ngao bắt đầu học thư pháp, học tiếng Trung, học những lễ nghi truyền thống của người Trung Quốc dưới sự thúc giục của ông nội.

Lúc này, trong đình đang vọng ra giọng nói có vẻ như giả vờ bình tĩnh của Hoắc Liên Ngao. Anh coi "nửa đêm" và "lăng trì" là từ cùng nghĩa, hơn nữa còn tự tin đặt câu với từ "lăng trì": Tôi đã đặt đồng hồ báo thức lúc "lăng trì" để tiện dậy xem trận bóng đá.

Nghe tới đây, Khang Kiều đã không nhịn nổi cười. Cậu chủ Liên Ngao mà biết nghĩa thật sự của từ "lăng trì" liệu có nhảy dựng lên không. Đã chết rồi còn xem bóng đá cái nỗi gì?

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!