Giản Liêu làm việc cho Hoắc Liên Ngao ít nhiều cũng mang theo
chút tâm lý trả ơn. Năm thứ hai tới New York, Giản Liêu liền gặp phải
vấn đề mà rất nhiều du học sinh thường phải đối mặt: Cuộc sống quẫn
bách, sinh hoạt khó khăn.
Trong lúc cùng đường, Giản
Liêu nộp đơn xin trợ giúp học tập của quỹ DRL nhờ sự gợi ý của một du
học sinh Trung Quốc khác. Quỹ này nhà nghệ thuật người Trung Quốc định
cư tại Mỹ, Đới Nhược Lâm, một tay gây dựng, mỗi năm đều bỏ ra một phần
vốn để trợ giúp cho cuộc sống khó khăn của du học sinh Trung Quốc tại
đây.
Đơn xin của Giản Liêu nhanh chóng nhận được phê chuẩn của quỹ.
Ba năm sau, Giản Liêu gặp được người phụ trách quỹ DRL, Giản Liêu khi đó
đã là một sinh viên có tiền đồ rộng mở trong mắt các giảng viên hướng
dẫn.
Điều bất ngờ là người phụ trách quỹ DRL hoàn
toàn không phải là một học giả đã sống quá nửa đời người, học thuật uyên thâm, mang theo một chiếc kính dày cộp. Chàng trái đứng trước mặt anh
ấy mặc một chiếc áo len đan tay màu be, đẹp như một bức tượng người bằng ngọc trắng, dịu dàng như một nhân vật bước ra từ một gốc đào, vừa lãng
mạn vừa trong sáng.
Chàng trai đó chính là Hoắc Liên
Ngao, cháu ngoại của Đới Nhược Lâm, người chịu trách nhiệm cho quỹ do
chính Đới Nhược Lâm chỉ định.
Sau giây phút gặp mặt ngắn ngủi, Giản Liêu xin phép ra về.
Về sau, dựa vào bảng thành tích xuất sắc, Giản Liêu đã tìm được một công
việc không tệ tại New York. Vài tháng sau, anh ấy nhận được một cuộc
điện thoại từ Hoắc Liên Ngao.
Sau khi hỏi han vài câu qua loa, Hoắc Liên Ngao hỏi anh ấy một câu: "Có muốn làm việc cho tôi không?".
Nói thật lòng, lúc đó nghe thấy câu này, Giản Liêu rất tức giận. Anh ấy gần như có thể khẳng định Hoắc Liên Ngao nhỏ tuổi hơn mình, bị một thằng
nhóc nhỏ tuổi hơn hỏi một câu như vậy chẳng phải chuyện vui vẻ gì. Khéo
léo cảm ơn xong, Giản Liêu đưa ra câu trả lời của mình là: "Để tôi suy
nghĩ mấy ngày".
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!