Năm 1998, Khang Kiều 12 tuổi.
Mùa hè năm ấy, Khang Kiều được Nghê Hải Đường đưa từ Hải Nam tới Brunei. Đó quả thật
là một quốc gia xinh đẹp, đường sá, nhà cửa, xe cộ, trung tâm thương
mại, bầu trời, những túi xách hay quần áo trên người của những người đi
đường, tất cả đều vô cùng mới mẻ trong mắt cô.
Trước
đó, Khang Kiều sống với bà ngoại ở Hải Nam. Nơi họ sống là một làng chài điển hình của Trung Quốc những năm về trước, lạc hậu, bần cùng, cổ hủ,
làm ngày nào ăn ngày ấy, tiền đánh bắt cá kiếm được mùa hè có khi tới
mùa đông đã tiêu gần hết.
Về cái tên Khang Kiều, một
vài người có học hay tiện miệng khen rằng: "Tên thật đẹp". Một số khác
trình độ văn hóa không cao thì lại càm ràm: "Sao lại đặt tên con trai
cho con gái?".
Đa số mọi người đều thô thiển cho rằng họ của cô là Khang.
Thật ra, Khang Kiều không mang họ Khang. Cô sở dĩ tên Khang Kiều vì bà ngoại có một tình cảm đặc biệt với bài thơ Tạm biệt Khang Kiều của Từ Chí Ma.
Hồi còn trẻ, bà ngoại luôn mơ ước được lấy một chàng trai họ Khang, sau đó
sinh con trai ra, không cần biết to béo hay nhỏ thó, đều đặt là Khang
Kiều. Đáng tiếc, bà ngoại không gặp được người trong mộng, ngược lại vì
hoàn cảnh gia đình phải ghép đôi với một người họ Nghê, vội vã kết hôn
với một người đàn ông hơn mình nhiều tuổi.
Bà cũng
không đẻ ra một cậu con trai dù to béo hay nhỏ thó mà lại có một cô con
gái xinh đẹp như hoa. Họ đặt tên cho con gái là Nghê Ngọc Khiết.
Bà ngoại năm ba lăm tuổi cùng với sự hy sinh của chồng trên chiến trường
đã trở thành một sản phẩm thời đại có tính tiêu biểu nhất lúc bấy giờ –
Góa phụ.
Sau đó, bà ngoài đóng cửa, dồn toàn bộ tâm tư cho con.
Điều đáng tiếc là theo vẻ ngoài mỗi ngày một xinh đẹp thì tính khí của Nghê
Ngọc Khiết cũng dần cao ngạo theo. Bà luôn muốn dựa vào vẻ đẹp của mình
để gặp gỡ một người giàu có, sau đó sống một cuộc sống có xe hơi, có nhà lầu.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!