Chương 8: Trùng Dương Bán Vạn Nhân Hoan Tiếu-tam Ma Đồng Xuất Lưỡng Câu Thương

Sáng ngày Trùng Cửu, mùng chín tháng chín năm Giáp Dần, nhằm năm Gia Vĩnh thứ ba mươi ba, nửa vạn hào kiệt Trung Nguyên tụ hội ở núi Thiếu Thất để tham dự đại hội võ lâm.

Trong số ấy có cả Thần Phủ Lang Quân Lý Thu và thủ hạ Huyết Báo Thân Vô Cửu. Bên cạnh họ không có mặt hai nữ nhân họ Lăng vì Phi Tuyết và Phi Hồng đang tĩnh dưỡng tại Thúy Phong Cốc, chờ được chữa trị. Bọn Tư Đồ Sảng đã đến núi Thúy Phong từ trưa hôm qua.

Song không gặp được Cốc chủ. Lão ta đã đi Tung Sơn tham dự thịnh hội tranh ngôi Minh Chủ. Tuy nhiên, phu nhân của Cốc chủ là Dịch Trúc Lan đã vui vẻ tiếp đón và hứa sẽ thay chồng điều trị cho bệnh nhân. Bằng như bà thất bại thì sau đại hội Cốc chủ sẽ quay về!

Đấy quả là một giải pháp lưỡng toàn vì hai ả họ Lăng không nên xuất hiện hoặc đi chung với Tư Đồ Sảng.

Giờ này có lẽ Hạo Thiên Cung đã biết việc ba tù nhân vượt ngục và tài sản bị cuỗm sạch! Tất nhiên Lăng Song Tường sẽ nổi điên, ra sức truy nã Táo Gia Cát và hai con gái nuôi!

Mụ ta càng điên hơn bởi đã thất bại cay đắng trong cuộc hành quân tấn công phái Toàn Chân. Giờ Tý ngày đầu tháng chín, lực lượng Hạo Thiên Cung tràn lên núi Chung Nam thì sa vào trận địa hố chông và hỏa dược. Kết quả là thương vong gần nửa quân số!

Lăng Cung chủ vẫn ngoan cố xua quân tiến lên nhưng Tổng Đàn phái Toàn Chân không một bóng người, dù đèn vẫn sáng! Tam Thanh Cung và các đạo xá hoàn toàn trống rỗng!

Nghĩa là, Hào Dương Chân Quân đã biết trước kế hoạch của Hạo Thiên Cung, âm thầm di tản người và của về Vạn Thọ Trùng Dương Cung trên đất Tổ Am. Còn Chung Nam Sơn thì biến thành một cái bẫy chết người!

Linh cảm rằng Táo Gia Cát đã tẩu thoát, về đây tố giác và bày binh bố trận, Lăng Song Tường lập tức kéo quân trở lại núi Thái Bạch để kiểm tra. Hỡi ơi! Thì ra của cải lẫn tù nhân đều biến mất !

Sau một hồi chửi rủa, quát tháo, Lăng Cung chủ bình tâm lại, cùng các Thiên Long bàn bạc, điều tra sự việc. Xét địa thế sơn cốc, họ kết luận rằng Tích Dịch Quỉ Tây Môn Giới là người duy nhất có thể vượt tường vào được Hạo Thiên Cung!

Do đó, Lăng Song Tường phát lệnh truy nã Táo Gia Cát! Hai ả họ Lăng và cả Tây Môn Giới nữa ! Toàn bộ đệ tử Hạo Thiên Cung đều xuất cốc, theo Cung chủ đi dự đại hội võ lâm, nhân dịp này truy bắt tội phạm!

Lăng Song Tường tinh rằng sẽ tìm thấy Táo Gia Cát trong thịnh hội, bên cạnh Hạo Dương Chân Quân. Sau khi đại hội bế mạc! Bất kể kết quả thế nào thì Hạo Thiên Cung cũng dốc sức bắt Bùi lão!

Tóm lại, người của Hạo Thiên Cung có mặt khắp nơi, trà trộn trong hàng ngũ quần hào. Nhưng họ không ngờ rằng hung thủ lại chính là Thần Phủ Lang Quân Tư Đồ Sảng, chàng rể hụt của Lăng Cung chủ, và chàng đang ung dung nện gót trên những bậc thang bằng đất dẫn lên bình đài đỉnh núi.

Con đường này không đưa khách đến Thiếu Lâm Tự vì cửa thiền không phải là nơi để tranh danh đoạt lợi và chém giết lẫn nhau! Địa điểm tổ chức Đại hội nằm trên một ngọn núi thấp, cũng thuộc núi Thiếu Thất sơn.

Trước iư chúng ta quen với khái niệm là chùa Thiếu Lâm gắn liền với núi Thiếu Thất, thực ra, nếu chi tiết hơn thì phải hiểu rằng Thiếu Lâm Tự tọa lạc ở ngọn Ngũ Nhũ, một đỉnh phía Bắc núi Thiếu Thất. Nghĩa là Trong núi có núi trong Tung Sơn có Thiếu Thất và trong Thiếu Thất có Ngũ Nhũ!

Rặng Tung Sơn có đến bẩy mươi hai ngọn núi lớn và nhiều núi nhỏ nên người ta chẳng thể đặt tên cho xuể. Do vậy ngọn núi thấp nằm cạnh Ngũ Nhũ vẫn vô danh, y như nô tỳ đi cạnh chủ nhân vậy! Nó vô danh vì chẳng có kiến trúc nào cả và phong cảnh cũng không đẹp.

Nhưng được cái đỉnh núi khá bằng phẳng, rộng rãi, đủ điều kiện để trở thành nơi tụ họp hàng vạn người.

Núi cao gần trăm trượng nên việc thượng sơn biến thành một cuộc leo núi vất vả. Nhưng Tiết Trùng Cửu lại chính là ngày để leo núi.

Tục lệ mừng Tiết Trùng Cứu có từ thời nào không rõ song người ta đã xem thời Tam Quốc là cái mốc xuất phát. Thuở ấy, Ngụy Văn Đế từng viết:

"Tế vãng Nguyệt Lai. Hốt Hạ Cửu Nguyệt, Cửu Nhật!"

Tạm dịch:

"Năm qua tháng tới. Mới đó mà mùa hạ đã hết, ngày chín tháng chín đến rồi!".

Tiết Trùng Cửu còn gọi là Tiết Trùng Dương vì người Trug Hoa xem số lẻ thuộc về Dương và số chẵn thuộc về âm. Cho nên, mùng chín tháng chín có hai số dương, gọi là Trùng Dương!

Tổ sư phái Toàn Chân cũng sinh vào ngày này nên lấy Đạo hiệu là Vương Trùng Dương!

Thế nhưng

"Cửu Vi Lão Dương, Dương Cực Tất Biến", chín là Dương già, lên đến Cực dương ắt phải biến!

Do vậy, trong quẻ bói dịch thì số chín là số xui xẻo báo điềm thịnh chuyển thành suy! Như trong bài khóc Dương Khuê, cụ Tam Nguyên đã có câu

"Buổi Dương Cửu cùng nhau hoạn nạn!". Và Trùng Cửu, hai con chín lại càng tệ hại. Ngày này chẳng nên làm ăn, buôn bán, cưới hỏi, cứ đi chơi cho khỏe!

Tốt nhất là leo núi để luyện tập thân thể! Nhân tiện ngắm cảnh vì ngày Trùng Cửu trời thường trong xanh, đẹp đẽ!

Quả đúng thế, sáng nay tiết trời rất đẹp, nắng thu nhàn nhạt, gió thu chỉ se lạnh, không làm khổ những kẻ đã khổ công lặn lội lên đây. Và lũ hoa cúc dại nở đầy trên thảm cỏ chỉ vừa kịp đón ánh bình minh Trùng Cửu thì đã bị chân người dày xéo!

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!