Chương 2: Xuất Đạo Tầm Hung Phùng Lưỡng Xú,-hương Sơn Thần Phủ Tảo Tà Ma

Giữa tháng mười năm ấy, trong thành Lạc Dương xuất hiện lột chàng kỵ sĩ võ phục gấm xanh diêm dúa, ngoài khoác áo khinh cừu dài đến gối. Chàng trai này có thân hình cao lớn, tay dài quá gối, trồng rất oai vệ. Trên gương mặt anh tuấn điềm tĩnh kia có hàng ria mép phong nhã, được tỉa tót cẩn thận.

Do Tư Đỗ Sâng chỉ quanh quẩn trong cánh rừng Cửu Tuấn để luyện võ nên rất ít người nhẵn mặt. Vì vậy, chắc chắn là kẻ thù cũng không thể biết được. Về mặt vũ khí và võ công thì cũng không đáng ngại vì những thứ ấy chưa hề xuất hiện trên giang hồ.

Giờ thì chúng ta hãy cùng chàng trai tội nghiệp kia thưởng thức rượu thịt của tòa tửu quán số một đất Lạc Dương.

Mùa thu Hoa Bắc se lạnh nên mới đầu giờ Tỵ mà số người uống rượu đã khá đông. Đa số khách giang hồ là vua nhậu. Rượu được tôn là thánh thủy của trời đất, chỉ trừ các nhà sư ra, kỳ dư đều không kiêng kỵ, kể cả giới đạo sĩ.

Tư Đồ Sảng cũng biết uống rượu vì mùa đông dưới chân núi Cửu Tuấn rất khắc nghiệt. Từ năm mười bốn tuổi chàng đã đủ sức thay cha mẹ vào rừng đốn củi. Trước khi đi, chàng thường được mẫu thân rót cho một chung lớn để ngự hàn.

Lần đầu xuất đạo, chàng trai sơn dã, quê mùa vô cùng bỡ ngỡ, hoang mang. Những chỉ dẫn gấp gáp của Lý Tứ chẳng thể biến chàng thành kẻ lịch duyệt ngay được. Cách đối phó với đời hữu hiệu nhất là ít nói và chịu khó quan sát. Do vậy, Tư Đồ Sảng lặng lẽ ăn uống và lắng nghe.

Thế chàng ta đến Lạc Dương để làm gì? Xin thưa rằng tổng đàn võ lâm tọa lạc ở chốn này, tất nhiên là ở ngoại thành, trên sườn núi Hương Sơn, cạnh bờ sông Y Thủy.

Thành Lạc Dương nằm trong bồn địa, giữa sông y Thủy và Lạc Thủy, từng là kinh đô của chín triều đại Trung Hoa, được ca ngợi là Cửu Triều Danh Đô. Những triều đại ấy gồm: Đông Chu, Đông Hán, Tào Ngụy, Tây Tấn, Bắc Ngụy, Tùy (đời Tùy Dạng Đế), Đường (đời võ Tắc Thiên), Hậu Lương, Hậu Đường.

Các triều đại khác khi đóng đô ở Trường An thì luôn luôn chọn: Lạc Dường là kinh đô phụ.

Lạc Dương có rất nhiều di tích danh thắng nổi tiếng, song lẫy lừng nhất chính là quần thể Long Môn Phật Đôpngj trên núi Long Môn ở bờ bên kia sông Y Thủy, đối diện với Hương Sơn.

Công trình điêu khắc vĩ đại này khởi đầu từ thời Bắc Ngụy kéo dài bốn trăm năm, kiến tạo liên tục.

Núi Long Môn có nhiều hang đá tự nhiên, rất thuận lợi cho việc tạc tượng, lớn nhất là các động Cổ Dương, Tân Dượng, Liên Hoa. Tổng cộng trên núi Long Môn có đến hơn hai ngàn một trăm Khám Phật, mười vạn bức tượng Phật lớn nhỏ và hơn ba ngàn bia ký.

Tróng đó có bức tượng phật cao to nhất được tạo vào thời Võ Tắc Thiên nhà Đường, gọi là Đại Cô Xá Phật tượng. Tượng này cao gần năm trượng hai xích (mười bẩy phẩy mười bốn mét) riêng đầu tượng đã cao đến hơn một trượng hai xích.

Nhưng liệu quần thể Long Môn Phật Động có liên quan gì đến câu chuyện của chúng ta hay không? Thưa rằng có! Nơi ấy chứa đựng một bí mật trọng đại của võ lâm. Hơn trăm năm nay vẫn lưu truyền lời đồn đại rằng núi Long Môn cất giấu tuyệt học của Vạn Tùy lão nhân.

Vạn Tùy lão nhân là một bậc cao tăng phái Thiền Tông của thời Kim và Nguyên, ông có pháp hiệu là Hành Tú, vốn quê ở Hà Nội Giải, phía nam Lạc Dương. Chính vì thế mà võ lâm Trung Nguyên cho rằng vị cao thủ số một kia giấu tuyệt học trên núi Long Môn.

Sau khi tồ sư phái Toàn Chân Vương Trùng Dương tọa hoá thì Vạn Tùy lão nhân là thiên hạ đệ nhất cao thủ. Chính Phúc Châu Thần Kiếm Tư Đồ Xán, chú ruột của Tư Đồ Sảng, cũng vì việc ấy mà dựng Tổng đàn võ lâm trên núi Hương Sơn.

Thế tại sao lão ta không chiếm quách núi Long Môn cho tiện? Bởi thực ra những động Phật kia có cả ở núi Hương Sơn. Nghĩa là phần lớn các động ấy được đục trên vách đá của núi Long Môn và Hương Sơn, dọc theo hai bờ sông Y Hà.

Lý do thứ hai là vì núi Long Môn là thánh địa Phật giáo, được quần triều đình canh gác, chăm sóc, làm sao Tư Đồ Xán lên đấy dựng nhà được?

Hương Sơn vắng vẻ, hoang vu hơn nên chẳng ai chú ý đến trừ những người tìm kiếm di học của cổ nhân. Năm năm qua, trong cương vị Minh chủ, Tư Đồ Xán đã xây dựng tổng đàn thành một cơ ngời khang trang, rộng rãi. Tất nhiên tiền bạc là do các phái trong thiên hạ đóng góp lại.

Hương Sơn ở phía Nam thành Lạc Dương, cách độ hơn hai chục dặm, và Lạc Dương chính là cửa ngõ của Tổng đàn võ lâm. Tư Đồ Xán chiếm Hương Sơn để độc quyền điều tra khu Long Môn Phật Động, chứ thực ra mọi sinh hoạt của lão đều ở trong thành Lạc Dương.

Ngoài tòa gia trang đồ sộ Tư Đồ Xán còn sở hữu một võ trường rất lớn tên gọi Võ Lâm Học Hiệu. Cả hai cơ ngơi ấy đều nằm trên phế Vĩnh Ninh. Phố này mang tên như thế vì có chùa Vĩnh Ninh, một kiến trúc cổ kính thời Bắc Ngụy.

Trước đây, Thiếu Lâm Tự là lò võ lớn nhất Trung Nguyên, mỗi năm đào tạo hàng trăm cao thủ tục gia. Nhưng từ khi Phúc Châu Thần Kiếm khai trương Võ Lâm Học Hiệu thì chùa Thiếu Lâm bị ế ẩm, chẳng mấy người theo học.

Lý do rất đơn giản là vì Tư Đồ Xán đã từng đả bại cao thủ số một của Thiếu Lâm tự mà giành lấy ngôi Minh chủ. Tung Sơn đại hiệp Bàng Nam Sách, đệ tử tục gia đời thứ nhất, sư đệ của phương trượng chưởng môn Giám Tuệ đã bị Tư Đồ Xán đâm thủng ngực phải nhưng không chết.

Lệ phí của Võ Lâm Học Hiệu rất cao nên chỉ có bọn con cái nhà giầu là vào được. Nhưng Võ Lâm Học Hiệu lúc nào cũng đông nghịt học sinh vì tính hiệu quả của sự giảng dạy. Ai cũng khen rằng học ở đây một năm võ nghệ sẽ tăng tiến bằng học hai năm trên núi Thiếu Thất!

Vậy phải chăng Tư Đồ Sáng đến Lạc Dương để do thám Tư Đồ gia trang hoặc trà trộn vào Võ Lâm Học Hiệu? Xin thưa rằng hai việc ấy đều không cần thiết vì sẽ chẳng mang lại kết quả gì? Chàng trai mồ côi của chúng ta đến đây tìm một nhân vật có tên là Tích Dịch Quỷ (Ma Thằn Lằn) Tây Môn Giới.

Lão ta tuổi độ lục thập, vốn là bào đệ của chưởng quữ Lý Tứ.

Tây Môn Giới lừng danh trong làng đạo tặc Trung Nguyên với công phu Bích Hổ Du Tường có một không hai. Cái mỹ danh Tích Dịch Quỷ chính là sự ca ngợi của anh em trọm cướp.

Song Tây Môn Giới không chỉ giỏi nghề trèo tường mà còn là kẻ đa mưu túc trí, xảo quyệt tuyệt luân. Lý Tứ biết rằng chỉ có gã bào đệ quỷ sứ này là đủ tài giúp đỡ Tư Đổ Sảng. Tích Dịch Quỷ có thói quen ăn nhậu ở Lạc Thành Đại tửu điếm nên Lý lão đã bảo cháu mình đến đấy tìm.

Tây Môn Giới có tài biến hóa vô song, lúc nào cũng cải trang, vì vậy, dẫu Tư Đồ Sảng có nhìn thấy cũng chẳng thể nhận ra. Nghĩa là chàng phải chờ lão tự động tìm đến khi nhìn thấy chiếc trâm bạc trên búi tóc chàng.

Chiếc ngân trâm này có đuôi khắc hình thằn lằn, vốn là tín vật của Tây Môn Giới tặng cho Lý Tứ. Bọn đàn em của Tích Dịch Quỷ nhìn thấy ngân trâm ất sẽ thông báo ngay cho chủ tướng.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!