Trăng mười sáu tròn trịa, vằng vặc lưng trời, dịu dàng soi sáng bóng nước Lư Giang và toàn cảnh tòa Văn gia bảo, nằm dựa bờ sông.
Luồng gió xuân từ biển Đông thổi vào sưởi ấm cho cây cỏ vùng Giang Nam.
Đông này, khí lạnh từ cực Bắc không tràn xuống nên mấy tỉnh Đông Nam Trường Giang không có tuyết.
Lư Lăng lại nằm sâu trong đất Giang Tây nên càng bội phần ấm áp. Trăng xuân nhờ vậy mà lộ hết được vẻ rực rỡ trên bầu trời quang đãng. ánh trăng trải dài trên cành lá của cách rừng tùng quanh cơ ngơi đồ sộ và lừng lẫy đất Giang Tây.
Văn gia bảo tuy chỉ mới được xây dựng độ mười năm nay nhưng lại dành được sự kính trọng của cả võ lâm.
Nguyên nhân là vì tòa nhà này tọa lạc trên mảnh đất cũ của cố Hữu Thừa Tướng Văn Thiên Tường! ông là vị anh hùng kiệt xuất cuối đời nhà Tống. Người đã đem máu xương và khí tiết viết nên trang sử oai hùng, được cả dân tộc Trung Hoa tôn thờ.
Bài thơ Chính Khí Ca của họ Văn là tuyệt tác văn chương, ai đọc lên cũng nghe hào khí sôi sục, lòng trung nghĩa bừng bừng
"(Sau bốn năm bị Hốt Tất Liệt giam giữ ở Yên Kinh, Văn Thiên Tường đã bị giết vào năm Quý Mùi - nhằm năm Chí Nguyên thứ mười chín đời Nguyên Thế Tổ. Tính đến nay đã hơn trăm năm mà tấm gliơng trung liệt kia vẫn rạng ngời sử sách"
Nhưng tiếc thay, hậu duệ họ Văn chẳng ai nối được nghiệp văn chương của tiên tổ
"Bảo chủ Văn Chí Lãm là cháu sáu đời của Văn Thừa Tướng, thi thư kém cỏi nhưng võ công ngạo thị giang hồ. Danh hiệu Thiết Long lừng lẫy võ lâm"
văn Chí Lãm là cao thủ ngạch công số một võ lâm.
Thân thể ông rắn như thép, chỉ trừ thần binh cổ vật, đao kiếm tầm thường chẳng thể nào đả thương. Ngoài đôi mắt, ông còn có một nhược điểm chết người nữa, nhưng người ngoài không thể biết được.
Họ Văn chẳng phải là người nước Triệu nhưng lại xử dụng thanh Ngô Câu Kiếm! Pho Ngô Câu Đoạt Mệnh Kiếm Pháp độc bộ võ lâm, ảo diệu và lợi hại hơn cả Thái Cực Kiếm của Võ Đang.
Trong bài Hiệp Khách Hành đã có mấy câu thơ:
"Triệu khách man hồ anh. Ngô câu sương tuyết minh. Ngân yên chiếu Bạch mã. Tạp đạp như lưu tinh. Thập bộ sát nhất nhân. Thiên lý bất lưu hành ..."
Tạm dịch:
"Mỗi hiệp khách một mâu thuẫn nhỏ. ánh Ngô Câu rạng cả tuyết sương. Ngân Yên Bạch mã huy hoàng. VÓ câu vun vút trên đường đuối sao. Ngoài thập bộ máu đào lai láng. Ngàn dặm trường chăng nản chân bon."
Đây là bài thơ duy nhất mà Thiết Long Văn Chí Lãm thuộc lòng
- không kể bài Chính Khí Ca. ông thường cỡi ngựa bạch, ngồi yên viền bạc, cao hứng ngâm nga.
Xuất đạo giang hồ năm hai mươi tuổi, dẫn dắt Thiết Long Tiêu Cục đi khắp thiên hạ, đụng hàng trăm trận mà chưa hề chiến bại.
Văn Chí Lâm tuổi ngũ tuần, góa vợ đã tám năm và mới tục huyền mùa thu năm ngoái. Văn Nhị Nương có nhũ danh là Hà Tú Chân, tuổi mới hai mươi lăm. Nàng xinh đẹp phi thường khiến Thiết Long đành phải từ bỏ ý định sống độc thân thờ vợ của mình.
Nửa năm trước, trưởng tử của Thiết Long là Văn Tuấn Thu đi Trường Sa công cán, tình cờ cứu được Hà Tú Chân. Nàng mồ côi cha mẹ, tiền bạc không có, bị chủ nhân bức hiếp quẫn chí định gieo mình xuống sông tự vẫn. Văn Tuấn Thu hết lời khuyên giải, đưa nàng về Vân gia bảo làm tỳ nữ.
Lúc đầu, mọi người trong bảo tưởng Tú Chân sẽ là vợ của Văn đại thiếu gia, nhưng không ngờ nàng lại trở thành nhị phu nhân.
Đại công tử Văn Tuấn Thu đã tam thập dáng vóc cao lớn hiên ngang
- giống hệt như thân phụ. Tính tình gã trầm lặng, ít nói, không màng tửu sắc, chỉ chăm chú luyện võ công và điều hành công vụ của Thiết Long Tiêu Cục. Sau khi đưa Hà Tú Chân về bảo, gã không hề ngó ngàng đến nữa, tiếp tục phận sự của mình.
Vì vậy việc Văn bảo chủ tục huyền với Tú Chân không gây chút dị nghị nào.
Tử sau ngày vợ chết, Thiết Long Văn Chí Lãm trở nên nóng nảy, tàn nhẫn và khắc nghiệt. Ngay cả đứa con trai tám tuổi là nhị công tử Văn Tuấn Hạc cũng không được ông ưu ái hay vuốt ve. Mọi người cho rằng ông quá đau khổ nên mới thay đổi tính tình như vậy.
Cậu bé sợ hãi phụ thân như sợ cọp, ít khi dám lại gần. May thay, Văn đại công tử rất yêu thương bào đệ, luôn gần gũi, dạy bảo để bù đắp cho đứa em bạc hạnh.
Hạc nhi là đứa bé thông minh, mẫn tiệp say mê văn chương thi phú, bảy tuổi đã biết làm thơ, được mọi người trong bảo yêu mến.
Khi Hà Tú Chân trở thành kế mẫu, nàng đã hết lòng yêu mến và chăm sóc Hạc nhi, khiến ai cũng lấy làm lạ. Ngược lại Hạc nhi cũng coi nàng như mẹ ruột của mình. Nhưng nó chỉ dám thân thiết, kề cận kế mẫu khi không có mặt thân phụ.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!