Tôi giả vờ lau nước mắt, nghẹn ngào đáp:
"Là quần áo mẹ con yêu thích lúc còn sống với vài món đồ riêng tư…còn muốn để bà mang theo."
Cả cảnh sát đứng cạnh cũng không ngăn cản.
Bởi theo phong tục ở đây côn theo ít vật dụng cá nhân là điều bình thường.
Chỉ có tôi biết trong túi đó chẳng phải vật kỷ niệm gì.
Đó là… những cây chổi lau nhà đã bị tôi bẻ gãy.
Những cây chổi mà mẹ từng dùng để đánh đập, để tra tấn tôi.
Tôi để tóc che mặt để che đi khóe miệng đang khẽ nhếch lên đầy châm biếm.
Mẹ à, hãy để những thứ mà con không bao giờ muốn thấy nữa mãi mãi… Chôn cùng mẹ ở dưới lòng đất này đi.
Sau lễ tang nữ cảnh sát hôm trước bước đến bên tôi dịu dàng đưa cho tôi một viên kẹo:
"Chị thấy sắc mặt em tái lắm có phải em bị hạ đường huyết không?"
Cô ấy có nụ cười rất hiền cả khuôn mặt đều toát lên thiện ý.
Tôi đành phải giả vờ buồn bã nhận lấy viên kẹo… nhưng không dám bỏ vào miệng.
Tôi đã nhìn kỹ và thấy..
Vỏ kẹo có nếp gấp lệch, bị gấp lại bằng tay — không đều, không phẳng.
Hai đầu giấy kẹo lệch nhau gần gấp đôi không giống sản phẩm được gói từ dây chuyền công nghiệp.
Tức là viên kẹo này có thể từng bị bóc ra rồi gói lại.
Nói cách khác… nó đã bị ai đó động tay vào.
—
"Em có kế hoạch gì cho thời gian tới không?"
"Thực ra bên phía cảnh sát bọn chị có kết nối với một số trường và trung tâm rất phù hợp với những em nhỏ như em."
Tôi thấy trong mắt cô ấy ánh lên một tia thương cảm…
Nhưng trong lòng tôi chỉ thấy buồn cười.
Cái vẻ thương hại giả tạo đó — thật buồn nôn.
Họ chỉ đang cố gắng gặm nhấm từng lớp phòng bị của tôi, từng bước moi móc thông tin, muốn từ tôi mà lần ra thêm manh mối vụ án.
Tôi từ chối.
Tôi nói mình đã đủ 18 tuổi, đang chuẩn bị thi đại học, không cần bất kỳ sự giúp đỡ nào cả.
Tôi rảo bước thật nhanh, rời khỏi cái nơi đầy rẫy ánh mắt nghi ngờ và giám sát ấy.
Tôi thậm chí không nghe rõ câu nói cuối cùng của cô ta.
Bởi vì..
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!