Chương 628: Trăng tàn như máu

Phải nói ký kết những thoả thuận này đối với hai nước đều có lợi, hơn nữa cực kỳ cụ thể. Trải qua chiến dịch Toái Diệp, thực lực của hai nước đều gánh chịu tổn thất nghiêm trọng. Nhất là quốc gia thua trận Đại Thực, binh lực của nó tổn thất nặng nề, ít nhất cần thời gian mười năm để khôi phục.

Trong tình huống binh lực không đủ, nó càng cần tập trung binh lực hơn nữa để đối phó kẻ địch lâu năm Bái Chiêm Đình ( Byzantin). Còn đối với Đại Đường, tầm quan trọng của ba mươi năm hòa bình càng không cần nói cũng biết.

Không chỉ có để tiêu diệt Hồi Hột nguy hiểm, quan trọng hơn là thương tổn từ loạn An Lộc Sơn đối với Đại Đường còn chưa bình ổn thì Trung Nguyên lại đã bị đám quân phiệt hỗn chiến cướp sạch.

Đại Đường trên thực tế cũng cực kỳ suy nhược, không có thời gian hai thế hệ thì dân cư và thực lực của cả nước không cách nào lại khôi phục được thời hoàng kim. Hiện tại đã có một vị vua chăm lo việc nước thì chỉ còn lại là cần thời gian để từ từ phát triển.

Nhưng song phương cũng cũng không đạt được nhận thức chung toàn bộ, chủ yếu là xác định biên giới, nhất là quyền khống chế vùng Thổ Hỏa La thì giữa hai nước tồn tại khác biệt.

Trải qua vài vòng bàn bạc, song phương liền cải biến tìm từ ngữ, sửa đổi thừa nhận biên giới thành thừa nhận quyền khống chế thực tế lẫn nhau. Nhưng cứ như vậy là chôn xuống tai hoạ ngầm trong quan hệ giữa hai nước. Về điểm này thì Trương Hoán cùng Lạp Hi Đức cũng biết rõ ràng trong lòng.

Nhưng đây chính là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa hai nước, không có hữu nghị vĩnh viễn mà cũng không có kẻ địch vĩnh viễn, có chỉ lợi ích dung hòa lẫn nhau.

Lạp Hi Đức trầm tư chỉ chốc lát rồi cũng nói thẳng thắn: " Ta thừa nhận giữa hai nước chúng ta vẫn đang tồn tại khác biệt rất lớn, nhưng điều này tuyệt không ảnh hưởng việc ký kết văn bản giữa hai nước chúng ta. Đại Thực cực kỳ coi trọng các văn bản đó.

Ta Cáp Lý Lạp Hi Đức trịnh trọng hứa hẹn tại đây, Đại Thực sẽ nghiêm chỉnh tuân theo thoả thuận đã đạt được giữa hai nước.

Còn như sự khác biệt giữa hai nước thì có thể để cho hậu thế của chúng ta từ từ giải quyết.

"Trương Hoán nghe lời phiên dịch của Thôi Diệu thì liền gật đầu bảo:" Được, chúng ta bắt đầu đi!"

Ký kết thoả thuận chính thức đã bắt đầu, tùy tùng hai nước đem vài tập văn bản thoả thuận dầy cộp đến trên bàn. Những thoả thuận này dùng chữ Hán và chữ A Bá viết song song trên cùng trang văn thư. Một văn bản có hai phần, mỗi nước giữ một phần.

Thoả thuận đã được hai nước xác nhận nhiều lần, bao gồm dùng từ chuẩn xác cùng điều khoản rõ ràng. Trương Hoán tiếp nhận bản thoả thuận thứ nhất, đó là thư chấp thuận ngưng chiến ba mươi năm giữa hai nước. Trương Hoán do dự một lát rồi hoàng đế Đại Đường đặt bút chính thức ký tên của mình.

Năm Đại Trị thứ tám nhất định là một năm mà trên thảo nguyên tràn ngập máu tanh cùng với những biến đổi lớn. Tháng tư, Hiệt Kiền Già Tư tự mình dẫn năm vạn đại quân viễn chinh thành Khả Đôn, giữa đông và tây Hồi Hột phát sinh cuộc huyết chiến thảm khốc.

Mà người Hiệt Kiết Tư liền giống như một con sói đói đang rình, thừa dịp Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý binh lực không nhiều mà cho quân tắm máu thảo nguyên, thiêu hủy Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý. Hơn mười vạn người Hồi Hột bị giết bị bắt, dân chăn nuôi Hồi Hột bỏ trốn sang Đại Đường không dưới ba mươi vạn.

Cùng lúc đó, Hiệt Kiền Già Tư tại phía tây thành Khả Đôn đại phá đông Hồi Hột, Khả Hãn đông Hồi Hột Dược La Cát Linh chết trận, tàn quân tìm nơi nương tựa Đại Đường. Ngay sau đó Hiệt Kiền Già Tư nhận được tin tức về Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý.

Hắn nổi trận lôi đình lập tức chỉ huy quân quay về, tại sông Tiên Nga đã gặp quân đội của người Hiệt Kiết Tư. Trải qua vài ngày ác chiến, người Hiệt Kiết Tư rốt cục không địch lại tinh nhuệ của Hồi Hột đành rút quân trở về Kiếm Hà.

Quân Hiệt Kiền Già Tư cũng thương vong nặng nề không còn sức để tiếp tục tấn công người Hiệt Kiết Tư. Hắn thu nạp dân chăn nuôi Hồi Hột, đồng thời tại thành nhỏ Cáp Lâm gây dựng lại nha trướng. Lúc này Hồi Hột khống chế dân cư đã còn không tới hai mươi vạn.

Hiệt Kiền Già Tư mất hết uy tín, các bộ lạc Bạt Duệ Cố, Đồng La, Tư Kết, Khế đều có suy nghĩ, tiếng chuông diệt vong của Hồi Hột đã vang lên.

Trong lúc tại thảo nguyên vừa mới yên tĩnh không được một tháng, vào trung tuần tháng chín năm Đại Trị thứ tám , hai mươi vạn đại quân Đại Đường đồng thời từ ba đường Sóc Phương, Bắc Đình, Toái Diệp tấn công qui mô Mạc Bắc. Một chiến dịch sa mạc mưu đồ đã lâu chính thức mở màn.

Tại nhánh sông A Phụ Thủy phía nam Kiếm Hà, một đội kỵ binh quân Đường ước khoảng sáu ngàn người như đám mây đen cuồn cuộn nổi lên, nhanh như điện chớp nhằm hướng nha trướng người Hiệt Kiết Tư phi gấp đi. Đây là đội quân tiên phong cánh tây quân Đường do Thi Dương chỉ huy.

Dựa theo kế hoạch của hoàng thượng, quân Đường cố gắng mời người Hiệt Kiết Tư cùng diệt Hồi Hột.

Đại đội quân mã xông lên một ngọn đồi, chỉ thấy ở đằng xa dòng Kiếm Hà như dải lụa. Một đội kỵ binh trăm người đang dọc theo Kiếm Hà chạy tới. Thi Dương ghìm chiến mã, từ xa hắn đã nhận ra người cầm đầu đúng là Khố Nhĩ Ban Đức.

Hắn đã phái người thông báo trước đó cho người Hiệt Kiết Tư.

"Thi Dương, là ngươi sao?" Khố Nhĩ Ban Đức phóng ngựa xông lên đồi. Trên gương mặt chất phác ẩn dấu nụ cười kích động không ngừng.

Hắn rút ra một mũi tên bắn nhanh về hướng Thi Dương đang chạy tới.

Là ta! Thi Dương cũng cười rút ra một mũi tên nhằm hướng đối diện hắn phóng đi. Hai ngựa lần lượt đan xen, hai mũi tên đâm chéo vào nhau trên không trung.

Trên đồi vang lên một tràng tiếng cười cởi mở.

"Đại Đường thật sự muốn chính thức tiến công Hồi Hột sao?"

"Đúng vậy, ta phụng mệnh hoàng đế bệ hạ đích thân đến mời người Hiệt Kiết Tư cùng săn Hồi Hột." Thi Dương cùng Khố Nhĩ Ban Đức chạy song song với nhau, vừa đi hắn vừa hỏi:

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!