Chương 6: (Vô Đề)

Hai mươi sáu

- Mộ của Tống Tuyết Ngọc

Khi đề cập đến những người không có mộ phần, chúng ta đã vô tình bỏ qua Tĩnh An Công chúa và Tống Tuyết Ngọc.

Là những nữ nhi của Hoàng đế, làm sao có chuyện sau khi qua đời các nàng lại không được chôn cất tử tế? Tuy vì danh tiếng và lời nguyền nên thật sự không có nhiều người quan tâm đến nơi an nghỉ của họ, nhưng theo lý thì chắc chắn phải được chôn cất tử tế.

Nơi an táng của Tĩnh An Công chúa, nghe nói Thái Tông thương xót cuộc đời bất hạnh của nàng nên đã cho chôn bên bờ hồ

- nơi Tiểu Lỗ tướng quân hẹn ta dạo chơi, để cho cảnh hồ núi an ủi linh hồn nàng.

Thỉnh thoảng vẫn có những kẻ hiếu kỳ tìm đến nơi đó, làm vài bài thơ chua chát để tế điện.

Tuy nhiên, về phần Tống Tuyết Ngọc, hình như không ai nhắc đến mộ của nàng nằm ở đâu.

Mọi người say sưa truyền tụng những tin đồn về nàng yêu nữ, thỉnh thoảng cảm thán về việc nàng chết trong chùa Thanh Lương, nhưng sau khi chết nàng có được an táng hay không, an táng ở đâu, chẳng ai có ý quan tâm tới cả.

Để tìm ra mộ của Tống Tuyết Ngọc nằm ở đâu, Tiểu Lỗ tướng quân đã phái người tìm kiếm khắp các khu mộ ở ngoại ô nhưng không thu được kết quả gì.

Hồ Cảnh Viêm thậm chí còn đi dò hỏi các thầy phong thủy, tuy nhiên vẫn không có manh mối nào cả.

Ta quyết định lật giở tất cả các ghi chép dị thường, đặc biệt là những thứ do các quan lại cựu triều viết, họ căm ghét Tống Tuyết Ngọc tới cực điểm, biết đâu sẽ để ý đến mộ của nàng và đến đó chửi bới sỉ nhục.

Kết quả, có người viết rằng Tống Tuyết Ngọc bị trời phạt mà chết, sau khi chết không còn xương cốt;

Có người viết sau khi Tống Tuyết Ngọc chết, thi thể bị ném xuống sông, vì thân xác thối rữa nên cá cũng chả thèm ăn;

Có người viết Tống Tuyết Ngọc ở trong chùa vẫn không sửa được tính nết dâ. m đ. ãng, nàng chuyên quyến rũ binh lính canh gác, cuối cùng còn trốn đi với người đó, thế nên Thái Tổ đành phải tuyên bố nàng đã chết.

Phía sau là hơn vạn chữ kể những câu chuyện riêng tư sau khi trốn đi... (Sách này còn rất ít, bị cấm rất nghiêm ngặt.)

Tóm lại, dù có kẻ thì căm hận chửi rủa, người thì tưởng tượng dâm ô, nhưng thực sự chẳng ai đề cập đến nơi an nghỉ cuối cùng của Tống Tuyết Ngọc.

Thái Tổ Tống Tường Dận không có nhiều con cái, cả đời của ông chỉ có hai nữ một nam. Ngoài Tống Tuyết Ngọc ra, còn một nữ nhi khác được gả cho Hoắc La quốc, rồi qua đời ở xứ người lúc hai mươi bốn tuổi.

Thái Tổ tại vị mười hai năm đã thay đổi phong khí suy đồi của Ngụy quốc, cải thiện nhiều sự ràng buộc đối với phụ nhân, gia tăng dân số, phục hồi kinh tế, chỉnh đốn quân vụ, sử sách gọi là

"trời sinh anh tài, cứu muôn dân thoát khỏi biển lửa".

Ngay cả các quan lại cũ của triều Tiền Ngụy cũng không ngớt lời khen ngợi.

Nhưng trong tất cả những ghi chép về việc Thái Tổ lập ra Đại Ngu quốc sau này, không còn nhắc đến một chữ nào về Tống Tuyết Ngọc nữa.

Việc Tống Tuyết Ngọc chết ở chùa Thanh Lương được ghi lại trong sử sách do sử quan Đại Ngu quốc biên soạn cho Tiền Ngụy.

Tống Tuyết Ngọc, mỗi năm đến tiết Thanh Minh có ai tế điện cho nàng không, có ai đốt cho nàng ít giấy tiền, rót cho nàng một bình rượu nhạt?

Có ai sẽ vì nàng mà rơi nước mắt, thật lòng khóc cho nàng một trận hay không?

Hai mươi bảy

- Hoắc La

Hồ Cảnh Viêm nói, nếu như thực sự không còn cách nào khác thì có thể đi tìm người chiêu hồn cho Tống Tuyết Ngọc. Mọi người còn lại nghe xong đều tặng cho hắn ta một ánh nhìn khinh thường.

Đại Ngu tôn sùng Phật đạo nhưng lại ràng buộc khá nghiêm ngặt đối với các phương sĩ, thầy cúng.

Có hai ba vị Hoàng đế nhà Tiền Ngụy khá thích những chuyện thần thần quỷ quỷ, đó cũng là lý do tại sao các phi tần trong hậu cung Tiền Ngụy có thể tự do tiếp xúc với các thầy phù thủy.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!