Chương 4: (Vô Đề)

Mười sáu

- Tĩnh An Công chúa và mẫu thân

So với yêu nữ Tống Tuyết Ngọc nổi tiếng, dường như mọi người không mấy quan tâm đến Tĩnh An Công chúa, một người mang số phận đau khổ. Nàng ấy chỉ là một bằng chứng cho sự tồn tại của lời nguyền, xuất hiện trong cô đơn và ra đi trong lặng lẽ.

Ta nghĩ so với Tĩnh An Công chúa, ta may mắn biết bao nhiêu, dù cho một ngày nào đó ta có chết vì lời nguyền thì bản thân vẫn có một cuộc đời được người người yêu thương.

Sau khi về cung, ta để tâm đến chuyện của Tĩnh An Công chúa, có lẽ vì căn phòng nơi nàng tu hành khổ hạnh trong chùa quá hoang vắng, lạnh lẽo, khiến ta cảm thấy đồng cảm, nên mới cố tình muốn biết rốt cuộc cuộc đời của nàng như thế nào, có tồn tại bất kỳ màu sắc gì trong thế giới quanh mình hay không.

Kỳ lạ là, trong hồ sơ cung đình không có nhiều ghi chép, ta phải nhờ Nhị ca tra cứu giúp mình, nhưng chỉ có một câu -

Tĩnh An Công chúa, sinh năm Khang Bình thứ hai bởi Thái nữ Tiết thị, nàng vào chùa Thanh Lương tu hành vào năm Khang Bình thứ bảy, băng hà năm Khang Bình hai mươi bảy.

Khang Bình, là niên hiệu thời Thái Tông.

Về mẫu thân của nàng cũng chỉ có một câu -

Thái nữ Tiết thị, sinh Tĩnh An Công chúa vào năm Khang Bình thứ hai. Năm sinh và năm mất của bà đều không được ghi chép rõ ràng.

Chưa từng nghĩ cuộc đời một con người lại có thể đơn giản đến thế, tới hay đi đều âm thầm, không để lại dấu vết nào cả.

Thái nữ là phi tần có vị phận thấp nhất trong hậu cung của triều Đại Ngu, thông thường sau khi sinh con thì họ sẽ được thăng vị phận hoặc được ban thưởng.

Nhưng hình như sau khi sinh Tĩnh An Công chúa, Tiết thái nữ này đã sống một cuộc đời lặng lẽ vô danh trong cung, như không còn tồn tại nữa vậy.

Những lúc thế này phải hỏi đến Hồ Cảnh Viêm thông thạo mọi chuyện, hắn ta gãi đầu suy nghĩ một lúc rồi nói: "Thiệt tình, tại sao trông như chưa từng có ai nhắc đến sinh mẫu của Tĩnh An Công chúa thế nhỉ, càng không có ghi chép lại gì cả.

Thái Tông với Lương Hoàng hậu tình nghĩa sâu đậm, tình cảm rất tốt, sau này Thái tông còn khá sủng ái Tề Hiền phi, cuối đời có một Ngô Tài nhân được trọng dụng vì âm luật, sau đấy không nghe nói có thêm ai khác đắc sủng nữa.

Thái Tông chuyên tâm trị nước, ngày đêm lo lắng việc dân nên không ham mê nữ sắc cho lắm."

Danh sách hậu phi thời Thái Tông tổng cộng có mười bốn người, số lượng quả thực không nhiều, Tiết thái nữ được xếp cuối cùng, tiểu sử chỉ có mười tám chữ.

Đột nhiên ta phát hiện xung quanh chùa Thanh Lương luôn có những điều kỳ lạ không thể nói rõ ràng, như Tiết thị này, bà ta đã vào cung bằng cách gì, mất khi nào, sau khi Tĩnh An Công chúa đi tu hành khổ hạnh thì bà ta đã sống ra sao, tất cả nghi vấn này đều không thể được giải đáp.

Nhị ca nói, còn có Thung Sử.

Thung Sử là sách ghi chép về tình hình sủng ái trong hậu cung. Tuy nhiên, sau khi mỗi đời Hoàng đế băng hà, Thung Sử đều được niêm phong lại. Nếu không phải là tình huống cực kỳ khẩn cấp, tuyệt đối không được mở ra.

Không còn cách nào khác lại phải nhờ đến hung tinh, ta nói với phụ hoàng mẫu hậu rằng Tĩnh An Công chúa báo mộng cho mình, nói hung tinh giáng xuống chùa Thanh Lương đã làm ô uế nơi Tĩnh An Công chúa từng tu hành khổ hạnh, khiến nàng ở dưới suối vàng không được yên thân.

Hy vọng vào ngày sinh thần của nàng cao tăng có thể đến đó tụng kinh một ngày.

Do trong ghi chép chỉ viết Tĩnh An Công chúa sinh năm Khang Bình thứ hai, không có ngày sinh cụ thể, nên chỉ có thể mở Thung Sử để tra cứu.

Tuy nhiên, trong Thung Sử không hề có ghi chép nào về việc Tiết thái nữ được sủng ái.

Mười bảy

- Bí ẩn về Tiết thị

Thái giám Chưởng sử ty giải thích rằng, điều này không có gì đáng ngạc nhiên cả, chế độ hậu cung ở đầu thời Thái Tông chưa hoàn thiện, có thể Tiết thái nữ chỉ là một cung nữ làm việc tay chân, xuất thân thực sự quá thấp kém, được Thái Tông tình cờ thị tẩm rồi không ngờ lại có thai, có khi sau đấy chuyện này bị quên bổ sung vào Thung Sử cũng không chừng.

Còn về việc tại sao ngày sinh của Công chúa không được ghi chép lại, thì có thể là do bát tự không tốt, thêm vào đó có truyền thuyết về lời nguyền liên quan tới Công chúa nên đã được ẩn đi.

Phụ hoàng và mẫu hậu rất lo lắng, không biết phải làm sao để tụng kinh cho Tĩnh An Công chúa, nếu như nàng lại quay về báo mộng khiến ta hoảng sợ thì sao.

Đúng lúc này Nhị ca bèn đề xuất:

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!