Hắn, một công tử phong độ, người mặc áo dài lụa là, giờ đây mím môi nhíu mày ngồi trên xe bò, ôm một bọc đồ cũ, nghe bác Triệu thỉnh thoảng lại rao một tiếng Nhặt phân đâyyyy!
Cảnh tượng ấy, buồn cười hết chỗ nói, ta muốn cười lắm, cố nhịn, cuối cùng không nhịn được, vẫn khà khà khà cười thành tiếng.
"Ta còn tưởng là gà mái nhà ai đang cười chứ."
Vị công tử tuấn tú biết mình bị chế giễu, sắc mặt vô cùng khó coi.
Ta cố ý trêu hắn:
"Gà mái nào cơ? À, nhà ta có, cửu phụ nếu thích, lần sau nhớ bắt hai con mang theo nhé."
Hừ.
Chi An ở bên cạnh cũng đang cố nhịn cười, nhưng cuối cùng không đành lòng thấy cửu phụ bị bẽ mặt, liền cầu xin kéo kéo vạt áo ta.
Ta thấy đủ rồi thì thôi, tự nhiên không dây dưa nữa.
Cứ như vậy, suốt đường im lặng, đợi đến trấn, đưa Chi An vào học viện, Vương Hành vội vàng, quay người định đi.
Ta nhìn bóng lưng hắn, lại rất muốn cười, đang định cười thì hắn bỗng dừng bước, quay đầu lại.
"Ta buôn bán ở ngoài, không có nơi ở cố định, nếu cô có việc gì, cứ nhắn tin đến Thanh Phong khách trọ là được, yên tâm, sau này các người, đều do Vương Hành ta bảo vệ."
Trong gió xuân, dưới bóng cây liễu, chàng thiếu niên tuấn tú ấy, vô cùng trịnh trọng nói với ta.
Khi Vương Hành rời khỏi thôn Đào Thủy, đã từng muốn để lại mấy túi bạc, nhưng bị Bà Mã từ chối.
"Với thân phận hiện tại của chúng ta, giữ nhiều bạc bên người không phải là phúc mà là họa. Người gặp nạn, hành sự cần cẩn trọng kín đáo một chút mới phải, người trong thôn đông lại nhiều mắt, sau này con cũng ít qua lại, ngàn vạn lần đừng gây thêm phiền phức cho nhà họ Trần."
Trải qua cơn hoạn nạn tịch biên gia sản, Bà Mã dường như sống thấu đáo hơn.
Sự thấu đáo của bà cũng ảnh hưởng đến Chi An, từ khi biết tin phụ mẫu và tổ phụ đều bình an, trên khuôn mặt nhỏ nhắn của Chi An đã có nụ cười đã lâu không thấy, dần dần, ngay cả nói chuyện cũng nhiều hơn.
Nó vốn là một đứa trẻ hoạt bát ngây thơ lại hay cười mà.
Về phần An Chi
- An Chi bây giờ bị Thu muội dẫn dắt, quả thực là một con bé hoang dã.
Ngắt chồi dương, hái lá liễu, tuốt quả du, nó chân trần, ôm thân cây to bằng eo, thoăn thoắt, chẳng mấy chốc đã leo lên ngọn cây như khỉ.
Ngoài leo cây, nó còn thường xuyên đánh nhau với đám con trai nghịch ngợm trong làng.
Có một ngày, thằng con trai thứ hai nhà Trương quả phụ sau lưng nói xấu nó và Chi An, nó liền cầm gậy, vừa đánh vừa đuổi, một hơi đuổi ra tận hai dặm đường.
Một thằng bé cao hơn nó nửa cái đầu, bị nó dọa cho tè ra quần. Nhưng dù vậy, so với Thu muội, những lợi hại này của An Chi vẫn còn kém xa.
Thu muội tám tuổi, không thích học may vá thêu thùa, lại thích làm những chuyện kinh thiên động địa, ví dụ như đè người ta xuống đất, cầm kim châm mạnh vào người ta.
Người châm thì mắt sáng rực; người bị châm thì khóc thét như quỷ đói.
Bây giờ, tiếng xấu của Thu muội đã vang khắp thôn Đào Thủy, nghiễm nhiên trở thành một tiểu bá vương trong làng.
Ấy thế mà nó còn cãi cứng, nói mình không phải là bá vương, mà là đang châm cứu cho người ta.
Trong làng có một ông lão mù kỳ quái, nghe đâu hồi trẻ là một lang y giỏi, rất giỏi châm cứu.
Nhưng có một ngày, ông ta chữa bệnh cho người, dùng kim không đúng cách, châm c.h.ế. t bệnh nhân.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!