Bởi vì Trung Quốc và Nga đều kiên trì bảo vệ ý kiến của mình nên đã qua hai ngày rồi mà cuộc đàm phán vẫn không hề tiến triển.
Nga không chịu nhượng bộ, kiên quyết phản đối bất kì điều kiện đàm phán nào Lâu Tiêu đưa ra, mà Trung Quốc căn bản cũng không có khả năng chấp nhận yêu cầu của Nga, cuộc đàm phán lại tiếp tục rơi vào tình trạng giằng co.
Bốn quốc gia Anh, Pháp, Mỹ, Đức rốt cuộc cũng không ngồi yên, hai nước Anh, Pháp cho rằng yêu cầu của Trung Quốc rất quá đáng, mà hai nước Đức, Mỹ lại cho rằng, lấy tư cách là nước chiến thắng trong cuộc chiến thì những yêu cầu này cũng chẳng hề quá phận.
Lời của công sứ Đức Hak Shaw Gentry làm cho công sứ Pháp Soleil nhớ lại: sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, họ bị buộc phải cắt Alsace và Lorraine nhượng cho quân Đức, sắc mặt của gà trống Gallia* trở nên cực kì khó coi
(*Gà trống Gallia: Ý chỉ nước Pháp, Gallia là cách gọi nước Pháp thời trung cổ, gà trống Gallia là tượng trưng cho ý chí cách mạng của nhân dân nước Pháp thời bấy giờ)
Biểu hiện của công sứ Anh Jordan thì uyển chuyển hơn nhiều so với Soleil, đáng tiếc chính là khi hắn nói ra câu: "Yêu cầu của Trung Quốc có hơi hà khắc." thì những lời này đã biểu lộ lập trường của hắn.
Hak Shaw Gentry không theo phe Jordan và Soleil, đại diện nước Đức kiên quyết đứng về phía Trung Quốc, so ra thì công sứ Mỹ Carvo lại biểu hiện rất khiêm tốn. Hiện tại Mỹ cũng không được tính là cường quốc thế giới, người Mỹ chỉ mưu cầu danh lợi và tiền tài, từ trước đến nay bọn họ luôn tuân theo quy tắc của tổng thống Washington, không kết minh với bất kỳ quốc gia nào.
Có điều, Carvo cho rằng, nói vài câu hay ho cho Trung Quốc thì cũng chẳng mâu thuẫn gì với quy tắc do tổng thống Washington định ra, chỉ nói mấy câu đã có thể đổi lấy đơn hàng một trăm vạn đồng bạc, ngu gì mà không làm?
Cứ như vậy, trên bàn đàm phán, Trung Quốc và Nga ngươi tới ta đi, một bước cũng không nhường, bên cạnh bàn đàm phán, công sứ của bốn nước cũng giương cung bạt kiếm, không ai chịu ai.
Cuộc đàm phán tiến hành đến ngày thứ ba, rốt cuộc vẫn là nước Nga chiếm được thế thượng phong, suy cho cùng thì hiện tại, đế quốc Anh to lớn trước mắt vẫn là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.
Đại diện đàm phán nước Nga lần thứ hai lộ ra vẻ mặt đắc ý, nhưng không chờ bọn họ vui sướng quá lâu, từ trong nước Nga đã truyền đến tin tức: phong trào nông dân vừa mới bị trấn áp cách đây không lâu lại một lần nữa bạo phát, song song với nó còn có một số lượng lớn công nhân đình công. Công nhân đình công và nông dân tụ tập đến St. Petersburg, đứng trước Cung điện Mùa đông lớn tiếng kháng nghị.
Căn cứ theo mật báo, vụ bạo động xảy ra bất thình lình lần này rất có khả năng liên quan đến người của Đảng Dân chủ.
Đại thần ngoại giao thay mặt nước Nga với tư cách đại biểu đàm phán Neratov và công sứ nước Nga Silvitz cũng không xa lạ gì với đảng phái này, đó là một chính đảng lấy giai cấp tiểu tư sản làm đại biểu, từ ngày bắt đầu thành lập thì đã quyết chí muốn lật đổ Sa Hoàng!
Tin tức chiến sự bất lợi ở Mãn Châu Lý lần này truyền về nước gây ra chấn động không nhỏ. Hiện tại có người muốn lợi dụng chuyện này để gây ra sóng gió thì cũng chẳng có gì lạ.
Điều khiến cho đại biểu nước Nga kinh hãi chính là Sa Hoàng Nicholas đệ nhị lại một lần nữa hạ lệnh cho quân sĩ nổ súng về phía những người nông dân và công nhân trước Cung điện Mùa đông. Đây quả thực là một hành động cực kỳ tệ hại!
Neratov và Silvitz vẫn còn nhớ rõ, năm 1905 Sa Hoàng hạ lệnh nổ súng với công nhân đình công trước Cung điện Mùa đông, việc này gây ra ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với danh vọng của Nicholas đệ nhị.
Chỉ vì mù quáng tin vào Rasputin mà uy vọng của hoàng hậu Alexandra xuống dốc không phanh, Sa Hoàng Nicholas cũng vì chuyện đã xảy ra vào năm 1905 mà được xưng là Nicholas đẫm máu. Trải qua thời gian sáu năm, danh vọng của hoàng thất mới vừa được phục hồi thì không ngờ chuyện này lại một lần nữa xảy ra.
Tin tức về nước Nga đương nhiên cũng rơi vào tai người Trung Quốc và công sứ của bốn nước kia.
Không thể không nói, Nicholas đệ nhị thống trị một phần mười đất đai trên toàn cầu, giá trị bản thân lên đến ba trăm triệu USD (?), là một quân vương khiến cho quân chủ của các nước châu Âu hâm mộ không thôi. Đáng tiếc, vị quốc vương vừa có địa bàn lại vừa có vàng này lại sinh hoạt cả ngày trong tình trạng loạn trong giặc ngoài.
Người Trung Quốc nhân cơ hội này tạo áp lực với đại biểu đàm phán của Nga, mặc dù có hai nước Anh – Pháp làm chỗ dựa nhưng người Nga đã bị chuyện xảy ra trong nước quấy rối tinh thần, Jordan không nhất thiết phải vì một nước Nga như thế này mà đi thêm một bước làm sứt mẻ tình cảm với người Trung Quốc. Quan hệ giữa Anh và Nga cũng không tốt như biểu hiện bên ngoài.
Bước ngoặt của cuộc đàm phán xảy ra vào thứ tư.
Lâu Tiêu lại phái binh tới Zabaikalye lần thứ hai, hơn nữa còn phô trương dọc đường sắt Siberia, tiếp tục xâm nhập vào sâu bên trong nước Nga.
Người Nga có phần luống cuống.
Một khi tin tức này truyền về trong nước, dù những tên Trung Quốc này chỉ làm bộ dọa dẫm, nhưng cũng rất có khả năng gây ra hậu quả đáng sợ!
Đám nông nô và công nhân vô tri sẽ hoàn toàn bị đám người có tâm tư kích động kia lợi dụng!
Phái đoàn Nga lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Dưới sự hòa giải của bốn nước, họ chỉ có thể nhượng bộ, có điều Neratov khẩu khí cương quyết biểu thị, nước Nga cự tuyệt xin lỗi Trung Quốc. Trên thực tế, điều mà Nga e ngại cũng không phải là người Trung Quốc mà chính là bạo động xảy ra trong nước.
Đại biểu đàm phán Trung Quốc cũng tiếp nhận ý kiến của công sứ bốn nước, nguyện ý nhượng bộ một chút.
Cuối cùng, tại ngày thứ sáu của cuộc đàm phán, vào ngày 31 tháng 1 năm 1912, đại biểu hai bên Hoa – Nga ở một thành phố nhỏ vùng biên cảnh Mãn Châu Lý ký "Hiệp ước Hoa – Nga Mãn Châu Lý".
Hiệp ước quy định, Nga bồi thường cho Trung Quốc một khoản tiền tổng cộng là năm nghìn vạn đồng bạc, thanh toán hết trong ba năm. Cắt vùng lãnh thổ Zabaikalye nhường cho Trung Hoa. Hủy bỏ hết mọi đặc quyền của Nga từ Mãn Châu Lý đến dọc tuyến đường sắt Cáp thị, trong thời gian quy định người Nga phải chuyển hết tất cả lực lượng võ trang và công chức rời khỏi vùng sáu tỉnh Bắc Kì. Trung Quốc phải thả tự do cho tù binh của Nga.
Vấn đề lập lại biên giới thủy bộ hai nước Hoa – Nga mà Lâu Tiêu đưa ra lần thứ hai thì tạm thời bị gác lại.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!