Hạ tuần tháng 1 năm 1912, Sa Hoàng Nicholas đệ nhị và Hoàng hậu Alexandra cùng với bốn cô con gái và cậu con trai nhỏ nhất là Hoàng thái tử Aleksei từ Mat
-xcơ
-va trở về St. Petersburg (một thành phố của Nga).
Xe ngựa vừa mới đến Cung điện Mùa Đông, Nicholas liền nhận được tin thua trận từ biên cảnh truyền tới, kèm theo đó là chuyện quân đội Trung Quốc tiến vào biên giới nước Nga. Tổng chỉ huy quân biên cảnh – Michalov không được tích sự gì, hắn cùng đám binh lính dưới quyền tựa như một đám chó nhà có tang, bị lũ người Trung Quốc đuổi chạy từ Mãn Châu Lý về thẳng nội quốc!
Nicholas đệ nhị nổi trận lôi đình, tuyên bố sẽ treo cổ Michalov. Trong khi đó Hoàng hậu Alexandra hoàn toàn ngoảnh mặt làm ngơ, điều này khiến cho mọi người cảm thấy vô cùng kỳ quái.
"Phải gia tăng binh lực! Phải dạy cho đám người Trung Quốc kia một bài học ra trò!"
Đại công tước Dmitry và chú của Sa Hoàng là Đại công tước Nicholas đại diện cho phe ủng hộ việc tiếp tục phái binh ra biên cảnh, mà Đại thần phụ trách ngoại giao Sazonov và Đại thần phụ trách bộ binh Sukhomlinov thì kiên quyết phản đối đến cùng. Sazonov chỉ ra, nước Nga không nên để phần lớn tinh lực chết dí ở Mãn Châu Lý, mà trái lại, phải càng để ý tới thế cục của châu Âu hơn.
"Hắn chỉ là một tên quân phiệt," Đại thần phụ trách ngoại giao Sazonov lộ ra một nụ cười cổ quái: "Hắn cũng chả phải là người thống trị Trung Hoa."
Một tên quân phiệt tay nắm lượng lớn binh lực lại còn đạt được sự ủng hộ của nhân dân, thế nào cũng sẽ đón lấy hiềm nghi của kẻ thống trị.
Thân là những nhân vật phụ trách công tác ngoại giao, Đại công tước Dmitry và Đại công tước Nicholas khinh bỉ nói, một chính phủ Bắc Kì hèn yếu không làm được nên trò trống gì thật sự có khả năng kiềm hãm được đám quân phiệt dã tâm bừng bừng đó hay sao?
Bên trong cung điện chia làm hai phái, một phái ủng hộ ý kiến của Đại công tước Dmitry và Đại công tước Nicholas, đó là phải tiếp tục tăng binh ở vùng biên cảnh; mà một phái khác đứng đầu là Đại thần phụ trách ngoại giao Sazonov và Đại thần phụ trách bộ binh Sukhomlinov, bọn họ khăng khăng phải nhanh chóng chấm dứt xung đột với quân Trung Quốc ở biên giới, đem tinh lực đổ dồn vào châu Âu.
"Chiến tranh mà không đạt được lợi ích gì, vì sao còn muốn tiếp tục kéo dài?"
Hai phái giằng co căng thẳng, nếu nói trận tranh luận này là vì bảo vệ quyền lợi của nước Nga, chẳng thà bảo nó là cuộc tranh quyền đoạt lợi giữa các thành viên thuộc hoàng thất cùng với các vị đại thần.
Ý kiến của hạ viện Quốc hội Nga nêu ra không có bao nhiêu hiệu quả, kể từ sau khi bị Stolypin giải tán, thành viên được triệu tập vào hạ viện Quốc hội Nga đều là những kẻ hiền lành, nhu nhược, vô năng, gió chiều nào theo chiều nấy.
Cho dù là Đại công tước hoàng thất hay Đại thần cung đình, những người hiền lành này đều không muốn đắc tội với bất kỳ ai, do đó, chỉ đành ba phải, thế nào cũng được.
Lúc này, mặt trái trong tính cách của Nicholas đệ nhị đã lộ ra không sót một chút gì, suy nghĩ của hắn luôn luôn dao động chỉ trong khắc trước khắc sau. Đại công tước Nicholas là chú ruột của Nicholas đệ nhị, lão hiểu rõ cháu trai mình, mà Đại công tước Dmitry cũng là em họ Sa Hoàng, dù đã mất đi tín nhiệm của kẻ thống trị vì vài lời đồn đại trước đó song quyền lên tiếng của hắn đối với việc trong cung và quốc gia đại sự vẫn chưa hề giảm sút.
Hai thành viên hoàng thất đó hết lần này đến lần khác trình bày tầm quan trọng của việc tăng binh trước mặt Sa Hoàng. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là nếu người Nhật thấy được biểu hiện nhu nhược của nước Nga trước đám quân phiệt Trung Quốc, vậy thì những con khỉ đảo ấy chắc chắn sẽ tìm mọi cách lật đổ thế lực của Nga ở phía Bắc dải đất Trung Nguyên màu mỡ này!
"Bệ hạ, nhất định phải sớm đưa ra quyết định!"
Nicholas đệ nhị thoạt nhìn giống như đã bị thuyết phục, nhưng ngay sau khi Đại công tước Dmitry và Đại công tước Nicholas rời đi không lâu, Đại thần phụ trách ngoại giao xin yết kiến thì vị Sa Hoàng vừa mới hạ quyết tâm kia lại bắt đầu dao động.
Hoàng thái hậu Maria cũng có vẻ để ý tới vụ việc này, theo đó, Hoàng hậu Alexandra cũng không đứng bên ngoài cuộc.
Rasputin lại góp lời với Hoàng hậu: "Tuyệt đối không thể để cho Đại công tước Dmitry nắm giữ quyền lực một lần nữa, đây chính là tai họa của hoàng thất nước Nga!"
Hoàng hậu nghe theo lời của Rasputin, đứng về phía đối lập với Đại công tước Dmitry. Đây quả thực là một đả kích nặng nề đối với phe chủ chiến.
Ngay khi cung điện nước Nga đang rơi vào tình cảnh giằng co quyết liệt giữa việc nên hòa hay nên chiến thì sư đoàn một và sư đoàn hai ở Mãn Châu Lý đã có hành động tiếp theo.
Bởi vì viên chỉ huy quân biên cảnh – Michalov và binh lính dưới quyền hắn đã bị đánh cho tơi bời mà chạy trốn không còn một mống nào ở trận chiến trước, cho nên một vùng giáp ranh giữa biên cảnh nước Nga và Mãn Châu Lý đã biến thành khu vực không có chút lực lượng phòng ngự nào.
Đây chính là một sai lầm chí mạng.
Lâu Tiêu dẫn đầu đoàn quân Độc Lập, cùng với một đoàn bộ binh vượt qua biên giới, xông vào từ phía Zabaikalsk.
Nhờ vào việc đường sắt Siberia được khởi công xây dựng mà Zabaikalsk mới bắt đầu phát triển, hiện tại, người ở đây chủ yếu là công nhân đường sắt và một số ít thương nhân.
Từ sáng tinh mơ, binh lính Trung Quốc đã tiến vào thị trấn, người trong trấn còn đang say giấc, mãi đến khi tiếng súng nổ giòn như tiếng đậu rang vang lên, họ mới hoảng hốt bật dậy khỏi giường.
Nhà cửa ở Zabaikalsk đa phần được làm bằng gỗ, cũng chính là loại "nhà gỗ Nga(*)" điển hình ở các vùng nông thôn. Lâu Tiêu lệnh cho một kỵ binh biết tiếng Nga lớn giọng kêu gọi đầu hàng: "Trong vòng mười lăm phút, nếu người trong nhà không đi ra hoặc có ý định phản kháng, sẽ phóng hỏa ngay lập tức!"
(*) Nhà gỗ Nga: xem ở đây và hình minh họa như thế này nà:
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!