Thái sư Kiều vừa mở bài thi, đã kích động đến mức vỗ tay cười lớn.
Bài thi ấy truyền từ tay vị giám quan này sang tay vị giám quan khác, cuối cùng đều được phê một chữ Giáp rành rành.
Mọi người cùng bàn bạc, lập tức quyết định người này làm hội nguyên.
Mà khi xé bỏ miếng niếm phong tên—
Tên trên bài thi, lại chính là Tạ Anh.
Cứ thế, hắn liên tiếp đỗ hai khoa thủ khoa.
Giờ chỉ còn thiếu mỗi trạng nguyên nữa, là có thể trúng tam nguyên.
Kiều Thanh biết ta không ưa gì Tạ Anh.
Thấy sắc mặt ta dần trở nên khó coi, cô ấy bèn đổi giọng, kể sang chuyện khác.
Cô ấy an ủi:
"Dẫu có là hội nguyên đi nữa, nhưng đến điện thí lại thiên biến vạn hóa, kết quả cuối cùng chưa biết thế nào đâu."
5
Không ai ngờ rằng—
Lời của Kiều Thanh lại trở thành điềm báo ứng nghiệm.
Tạ Anh, kẻ dựa vào văn chương mà giành đầu bảng trong điện thí—
Lại vì không biết lễ nghi trước ngự tiền, mà đánh mất danh hiệu trạng nguyên.
6
Thực ra, chẳng có chuyện lễ nghi trước ngự tiền nào cả.
Chỉ là, trong phần đối đáp của điện thí, Tạ Anh đã để lộ khuyết điểm của chính mình.
Không ai ngờ được—
Tạ lang, kẻ danh chấn giang nam, văn chương khuynh đảo thiên hạ, lại là một kẻ câm.
Nhưng điều chí mạng hơn cả—
Đương kim thánh thượng căm ghét nhất là người câm.
Tương truyền, thuở thiếu niên, hoàng đế từng có một vị nhũ mẫu cũng bị câm.
Bà ta bề ngoài hiền lành chất phác, nhưng sau lưng lại hành hạ bạo ngược, thường xuyên cầm kim châm vào người ngài.
Đó là một vết thương trong tâm khảm hoàng đế, suốt đời không thể xóa nhòa.
Từ đó, hoàng thượng hạ chỉ—
"Trong cung, vĩnh viễn không cho phép kẻ câm tồn tại."
Vậy mà đến ngày điện thí, Tạ Anh lại giơ tay làm thủ ngữ.
Hoàng đế nhìn động tác của hắn—
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!