Ta và Tằng Tri Hứa đến Sử Quán mượn được hồ sơ của năm Thuận Thiên thứ mười tám, tức là năm năm trước.
Sử quan ghi chép rằng, Quốc tử giám Tể tửu Đào Hành Như qua đời vì bệnh tim đập nhanh. Tại lễ tang của ông, rất nhiều quan to trong triều đều đến, nước mắt nước mũi tung hoành, tranh nhau truy niệm Đào Hành Như.
Nhưng cuộc náo loạn do các học trò xuất thân hàn môn gây ra thì lại không được ghi chép trong hồ sơ, cứ như thể nó chưa từng xảy ra.
Ta hỏi Tằng Tri Hứa vì sao lại như vậy, hắn nói rằng loại chuyện này nếu truyền ra ngoài chắc chắn sẽ làm các quan lại mất lại, tự nhiên sẽ có người âm thầm che giấu sự việc.
Dù sao việc thay đổi triều đại là chuyện trăm năm, đến lúc đó mọi người đều hóa thành tro bụi, làm gì còn ai nhớ rõ mấy chuyện ân oán tình thù.
Không ai nhớ đến, tức là không tồn tại.
Nhưng Đào Lệ nhớ.
Thực ra cũng không phải nàng nhớ, vào lúc đó nàng đã đuổi theo Thường Tề Tinh đến Biện Châu rồi, do gia nhân trong nhà kể lại cho nàng.
Đêm đó, có người mắng Đào Hành Như khi làm Tế tửu vừa phù phiếm tham tiền lại vừa dựa dẫm quyền quý.
Họ nói ông chỉ qua lại với các học trò của Quốc tử học và Thái học.
Những học trò thuộc khoa Luật học, Thư học và Toán học, dù họ có là thiên tài xuất chúng, ngàn dặm có một cũng bị ông khinh miệt vì thân phận thường dân.
Một kẻ sâu mọt của Quốc tử giám như thế cuối cũng đã chết, thật là một chuyện thiên đại hỷ sự, đương nhiên đáng để đốt pháo.
Nhưng cũng có người đứng ra chỉ trích các đại thần có mặt trong tang lễ, họ nói rằng trong số những người ở đây, có không ít người được Đào Hành Như tự tay tiến cử.
Thay vì đến linh đường của ông làm hiếu tử, chi bằng đến âm phủ trực tiếp tìm Đào Hành Như luôn cho rồi.
Tóm lại, họ nói những lời cay nghiệt nhất như sợ Đào Hành Như không bật dậy từ trong quan tài.
Quả là thiếu đạo đức khi tới linh đường của lão sư* mà đốt pháo mừng, chắc chắn bọn họ đều bị Đào Hành Như chèn ép mất đi tiền đồ, vì vậy mà hận ông ta đến tận xương tủy.
* Lão sư: Ông thầy già đáng kính, tiếng gọi tôn
-kính thầy mình hay thầy người. Nguồn tham khảo: Từ điển – Lê Văn Đức
Vấn đề của Đào Lệ nhắc nhở ta.
Nếu lúc đó Thường Tề Tinh đang ở Biện Châu cùng nàng ta, thì tại sao nàng lại hỏi Thường Tề Tinh có mặt tại lễ tang của Đào Hành Như không?
Trừ phi, trong màn kịch đó, Thường Tề Tinh cùng năm người kia cũng tham gia.
Tuy nhiên, khi Tăng Tri Hứa kiểm tra hồ sơ của Thường Tề Tinh, hắn phát hiện từ khi Thường Tề Tinh đến Biện Châu cho đến khi bị điều trở lại, không có ghi chép nào về việc hắn quay về kinh thành.
Hồ sơ công vụ của bốn người còn lại cũng tương tự, chứng minh rằng ngày diễn ra lễ tang, họ không có thời gian xuất hiện tại hiện trường.
Điều này thật kỳ lạ, năm người vốn dĩ căm ghét Đào Hành Như cuối cùng lại không xuất hiện tại đại hội lên án ông ta.
Chúng ta còn phát hiện, năm đó, Hồ Càn và Trần Tế Đường có trải qua tình cảnh giống Thường Tề Tinh, hai người đều bị điều đến nơi mà quỷ không ị phân, chim không đẻ trứng.
Trang Côn và Đổng Xuân Lai thì khôn ngoan hơn, biết tốn tiền chạy chọt, cuối cùng được ở lại kinh thành.
Tằng Tri Hứa tìm được sổ sách chạy chọt của những người đó và chức vị hiện tại của họ tương xứng với số tiền đã chi ra.
Cũng không có gì lạ, trong năm người, chỉ có Thường Tề Tinh vẫn là một tiểu quan vô danh.
Tằng Tri Hứa quyết định đi dự tang lễ của Trang Côn.
Lúc này, có lẽ chỉ còn Trang Côn, người sắp qua đầu thất* là manh mối duy nhất của chúng ta.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!