Chương 30: Chặt đứt (2)

Khu vực phòng khách của nhà họ Thiện nằm trong một khuôn viên trang nhã như một quán trà.

Ở trong có một tấm rèm tre mỏng ngăn cách sân vườn với quán trà, tạo ra không gian tranh sáng tranh tối huyền ảo.

Một con hươu chạm khắc bằng ngọc tỏa ra làn hương nhàn nhạt, khiến không gian càng thêm ấm áp, sâu lắng.

Khó có thể trồng trọt trên đất của thành phố Ngân Chùy.

Tuy nhiên ở đây lại có một rừng mận xanh rộng lớn được trồng ở bên ngoài quán trà, những cành cây xanh nối dài rũ xuống như sắp đến mùa đơm hoa.

Ninh Chước ngồi bên ô cửa ấm áp, dùng ly trà nóng sưởi ấm hai tay, chờ 15 phút thì thấy Thiện Vinh Ân xuất hiện.

Dù nhiều năm không gặp nhưng Thiện Vinh Ân vẫn giữ phong độ như cũ, dường như không già đi nhiều. Thiện Vinh Ân vẫn mặc quần áo thời Đường, trông vô cùng lịch lãm và tươm tất. Tuy nhiên hai vết phồng rộp ở ngay khóe miệng lại không hề ăn nhập với vẻ ngoài của hắn.

Ninh Chước đứng dậy: "Ngài Thiện."

Quản gia trầm giọng sửa lại: "Cậu Ninh, sai rồi, là ngài Chương."

Ninh Chước nhướng mày, nhìn Thiện Vinh Ân rồi giơ tay ra dấu xin lỗi.

Ninh Chước có nghe nói về chuyện này.

Doanh nghiệp nhà họ Thiện có tên là Thường Đệ.

Người sáng lập Thường Đệ là bà Thiện Vân Hoa, qua đời khoảng 10 năm trước, trước khi Thiện Phi Bạch bị bắt cóc một năm.

Nói cho đúng thì bà Thiện Vân Hoa vốn không phải người lớn lên ở Ngân Chùy.

Một trăm năm trước, sau khi điểm an toàn số 185 chìm, cha mẹ bà đã lênh đênh trên biển một thời gian dài, sau đó mới đến thành phố Ngân Chùy, tỉ lệ may mắn có thể nói là 1 phần 1000.

Bà có một người anh trai, khi đó vừa lên 6 tuổi, từ nhỏ đã là một cậu bé hiểu chuyện, vì giúp đỡ cha mẹ phụ bếp, nấu cá và tôm ở trên tàu nên không cẩn thận làm xước mu bàn chân do bắt lấy một con tôm vô tình nhảy ra ngoài, khiến cậu bé bị nhiễm trùng nặng và phải cắt cụt một chân phải.

Cậu bé nhờ vào ý chí và may mắn thoát khỏi vòng sinh tử, sống sót một cách kì diệu.

Nhiều người ở trên tàu gọi anh của Thiện Vân Hoa là "cậu bé kỳ diệu", họ cảm thấy rằng với sự may mắn của đứa trẻ này, con tàu có thể cập bến an toàn.

Quả thực, con tàu ấy đã xuất hiện điều kỳ diệu trong những điều kỳ diệu. Con tàu thoát khỏi vận rủi bị mắc cạn trên đá, giông tố hay lạc đường, cuối cùng đến được thành phố Ngân Chùy.

Không may, khi ở trên biển, người ta cần một phép màu.

Sau khi xuống thuyền, họ nhanh chóng bị quật ngã về hiện thực.

Những người nhập cư mới này tập trung ở một nơi, những người có tài và năng lực xuất sắc hơn nhanh chóng được sàng lọc và được phân công làm việc ở khu vực thượng lưu hoặc trung tâm thành phố.

Trong khi đó, cha mẹ của Thiện Vân Hoa là đầu bếp, dù ở trên tàu được mọi người kính mến gọi là "thầy Thiện" nhưng khi đến đây lại không có một ai quan tâm, bị xem là người ở "dưới đáy xã hội" không có giá trị.

Anh trai của bà dù được xem là đứa trẻ kỳ diệu ở trên tàu nhưng khi xuống tàu lại là một người tàn tật.

Vì được "chăm sóc nhân đạo", gia đình bà được cấp cho một ngôi nhà nhỏ và sống trong cảnh nghèo khổ ở vùng hạ lưu.

Mười năm sau, do điều kiện sinh hoạt và kế hoạch hóa gia đình kém, họ sinh ra một bé gái bị cụt chân trái.

Đây là một đòn trí mạng đối với người dân bình thường.

Tuy nhiên, cha Thiện nhìn con trai và ôm con gái mình, nói: "Không phải đây là duyên số sao? Một bên trái và một bên phải, cả hai cùng nhau hợp sức, giúp đỡ nhau trong tương lai!"

Điều đáng mừng là cha mẹ Thiện là những người lạc quan đến mức tuyệt vọng.

Những gia đình khác chỉ ăn bột dinh dưỡng do công ty Vi Uy sản xuất, gia đình họ vẫn thích nấu nướng bằng lửa, cố gắng sống một cuộc đời hạnh phúc với số tiền hạn hẹp.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenabc.com để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!